Tiến sĩ Tongji Hero sinh ra và lớn lên ở tỉnh Niigata - nơi có loại gạo ngon nổi tiếng. Bác sĩ khoa phẫu thuật chỉnh hình cũng thú nhận từ bé đã là fan cuồng của cơm và luôn cảm thấy bứt rứt nếu không được ăn đủ ba bữa cơm mỗi ngày. Tuy nhiên, sau này do gặp vấn đề về cân nặng, Tongji hiểu rằng muốn đạt mục tiêu giảm cân, anh buộc phải giảm bớt lượng cơm tiêu thụ trong ngày lại.
Thời điểm giảm cân, bác sĩ Tongji đã hạn chế tiêu thụ đường ngọt từ các loại bánh kẹo, trái cây và tinh bột tinh chế từ gạo. Nhờ việc cắt giảm lượng đường, bác sĩ người Nhật đã giảm được 14 kg, còn 54 kg. Bằng cách hạn chế đường, bác sĩ người Nhật kiểm soát hiệu quả chất béo trung tính.
Khi bạn ăn, cơ thể sẽ chuyển hóa lượng calo không sử dụng thành chất béo trung tính (Triglyceride) và lưu trữ chúng dưới dạng tế bào mỡ. Nếu chất béo trung tính cao hơn bình thường thì nguyên nhân chính là do chế độ ăn nhiều đường và chất béo, đặc biệt là các thực phẩm tinh chế như bánh kẹo, cơm trắng, đồ chiên rán có thể dẫn đến béo phì, xơ cứng động mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ, tim mạch, bệnh tật và tiểu đường.
Để cắt giảm cơm trong chế độ ăn mà vẫn đảm bảo no bụng, đủ năng lượng làm việc, bác sĩ Tongji đã dùng súp lơ để thay thế. Loại rau này có thể xay rối hoặc bầo nhỏ, sau đó đem hấp hoặc xào cùng các nguyên liệu khác, ăn thay cơm trong chế độ ăn giảm cân, ăn healthy. Súp lơ giàu chất xơ, chỉ số đường huyết thấp lại chứa nhiều khoáng chất, chất chống oxy hoá có lợi cho cơ thể. Bác sĩ Tongji còn gợi ý ăn đậu phụ thay cơm hoặc dùng loại thực phẩm này làm đế pizza thay cho việc sử dụng bột mì thông thường.
Duk Sun (Theo Woman)