1. Thổi bong bóng
Tiến sĩ Rachel Marie E. Salas, giáo sư thần kinh học tại Trường Y thuộc Đại học Johns Hopkins, cho biết: "Thổi vài bong bóng trước khi đi ngủ có thể giúp bạn ngủ nhanh hơn". Đây là bài tập tương tự hít thở sâu, giúp làm dịu cơ thể và tâm trí của bạn. Mặc dù có vẻ hơi ngớ ngẩn, nó có thể giúp bạn thoát khỏi chứng rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn.
Nếu bạn không muốn làm điều này, có thể thử ngồi nhắm mắt và tập trung thở trong vòng 3 đến 15 phút, vì theo các nhà nghiên cứu Nepal, vài phút thiền mỗi ngày có thể giúp hạ huyết áp và ổn định nhịp tim, giúp bạn ngủ ngon hơn.
2. Đọc một số cuốn sách
Tiến sĩ tâm lý học lâm sàng Janet K. Kennedy ở New York gợi ý việc đọc sách khi khó ngủ. Anh tin rằng việc "thôi miên bản thân" bằng một cuốn sách hay và để cảm giác mệt mỏi xâm chiếm cơ thể có thể giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.
3. Nghe nhạc nhẹ nhàng
"Âm nhạc nhẹ nhàng, êm dịu không chỉ giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn mà còn kéo dài thời gian và độ sâu của giấc ngủ", Tiến sĩ James Maas, tác giả cuốn sách Sleep for Success cho biết. Các bài nhạc, giai điệu có âm vực thấp có thể làm giảm nhịp tim, huyết áp và giúp bạn thư giãn.
4. Không nhìn đồng hồ
Tiến sĩ Nathaniel F. Watson, chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, cho rằng một khi bạn tắt đèn, hãy ngừng nhìn vào thời gian, ngay cả khi bạn thức dậy vào lúc nửa đêm. Bởi vì khi làm điều này, bạn bắt đầu nghĩ xem mình đã ngủ trên giường bao lâu, hoặc mất bao lâu để thức dậy, điều này chỉ tạo ra sự lo lắng và khó đi vào giấc ngủ.
Vì vậy, hãy tránh bật điện thoại để kiểm tra thời gian hoặc nhìn vào đồng hồ báo thức cạnh giường. Nếu bạn sử dụng điện thoại để đặt báo thức, hãy đặt nó vào ngăn kéo nơi bạn không thể với tới.
5. Lập danh sách việc cần làm
Tiến sĩ Andrew J. Westwood, giáo sư thần kinh học tại Đại học Columbia, cho biết nếu bạn vẫn cảm thấy căng thẳng vào cuối ngày, hãy viết ra danh sách những công việc bạn cần hoàn thành vào ngày mai. Khi bộ não có nhiều điều phải lo lắng, nó sẽ phải làm việc chăm chỉ để nghỉ ngơi và cố gắng xử lý tất cả thông tin. Vì vậy, việc sử dụng một mảnh giấy để ghi lại những việc cần làm của ngày mai có thể giúp bạn nắm bắt rõ hơn những gì mình cần làm, đồng thời cũng giúp thư giãn đầu óc.
Hằng Trần (Theo ET Today)