Thực hư chuyện nổ túi nâng ngực trên máy bay
Trong một talkshow mới đây, bác sĩ Chiêm Quốc Thái - Giám đốc Bệnh viện thẩm mỹ Việt Mỹ - giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến nâng cấp vòng một và túi ngực. Theo ông, phẫu thuật ngực ngày càng phổ biến, không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới. Giải pháp này có thể giúp chị em tôn dáng trong những trang phục sexy, tự tin hơn trong cuộc sống.
Ông Thái cho biết, sau vụ việc nữ ca sĩ đặt túi nâng ngực 7 năm bị phát nổ khi đi máy bay lan truyền trên mạng xã hội, rất nhiều chị em bày tỏ với ông tâm lý hoang mang, sợ hãi không biết có nên cải thiện "gò bồng đảo" hay không. Trước thắc mắc của phái đẹp, ông khẳng định: "Không có chuyện túi nâng ngực tự nhiên phát nổ, hay bị vỡ". Bởi trước khi cho ra mắt thị trường, các nhà nghiên cứu đã thí nghiệm áp suất trên máy bay hay ở dưới nước. Tất cả đều không ảnh hưởng đến độ bền của túi nâng ngực.
Từ năm 1996 đến 2006, trước khi được phép sử dụng rộng rãi, các nhà khoa học Mỹ đã thí nghiệm túi ngực chất liệu gel (phổ biến nhất hiện nay) trên 20.000 người và không nhận thấy phản ứng phụ nào. Chất liệu gel được sử dụng là gel y tế kết dính đều được bảo hành trọn đời. "Túi ngực của những hãng uy tín được cấu tạo đến 7 lớp nên không bị chảy, không sợ vỡ. Tỉ lệ rò rỉ gel sau 5 năm là 1/30.000 người. Nếu đủ kinh tế, hơn 10 năm bạn có thể thay loại túi ngực mới và đẹp hơn. Còn nếu để trọn đời cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe", bác sĩ Thái nói.
Với trường hợp nữ ca sĩ bị vỡ túi ngực, ông nói có thể túi đã rò rỉ lâu ngày nhưng không biết. Khi vô tình đi máy bay thấy đau, khám mới phát hiện túi vỡ thì suy diễn là do "đi máy bay làm nổ túi nâng ngực". Ông khẳng định: "Chất gel khi lấy từ trong ca sĩ ra đã chuyển màu vàng, chứng tỏ gel đã bị rò rỉ ra khỏi túi ngực khá lâu, bị oxy hóa mới chuyển thành vàng".
Là khách mời trong talkshow, Hoa hậu Kỳ Duyên cũng tin rằng đi máy bay không ảnh hưởng gì đến việc nâng cấp vòng một. Cô tâm sự 27 Tết năm ngoái, sau nâng ngực 3 ngày, cô bay từ Sài Gòn ra Hà Nội ăn Tết cùng gia đình. Đến ngày thứ 7 tiếp tục bay Hàn Quốc du lịch cùng bạn bè mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
Ngực sau nâng sử dụng được bao lâu?
Hiện nay có 3 phương pháp đặt ngực phổ biến: đường dưới chân ngực, nâng ngực qua quầng vú và nội soi đường nách.
Theo bác sĩ Chiêm Quốc Thái, nâng ngực qua đường dưới chân ngực nhìn chung tốt, nhưng có nhược điểm là để lại sẹo xấu trước ngực. Điều này ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến nhiều chị em mất tự tin trước chồng hoặc bạn trai.
Phương pháp đường quầng vú giúp bạn giấu được một phần sẹo nhưng gây mất cảm giác. Đặc biệt, phương pháp này sẽ cắt qua tuyến sữa, có thể khiến những người chưa có gia đình rơi vào tình trạng tắc tuyến sữa.
"Nội soi đường nách là tốt nhất”, bác sĩ Thái khẳng định. Theo ông, giải pháp này giải quyết được hạn chế của hai cách trên. Có thuốc làm sẹo lồi đường nách thành sẹo lõm, giống như chưa làm.
Để có được “đôi gò bồng đảo” ưng ý, ngoài chọn cách thức phẫu thuật thì việc chọn túi ngực phù hợp rất quan trọng. Hiện có hai dạng túi ngực đó là tròn và giọt nước. Tùy theo cấu trúc cơ thể và nhu cầu của mỗi người sẽ có túi nâng ngực phù hợp.
Những người thích ngực kiểu tự nhiên có thể chọn túi dạng giọt nước. Còn người thích sexy, căng đầy nên chọn dạng tròn. "Phái đẹp thường chọn túi ngực tròn linh hoạt Motiva. Bởi loại này khi đứng thì dáng ngực sẽ giống giọt nước, khi nằm chảy ra nhìn rất tự nhiên", bác sĩ Thái nói.
Để có được cuộc đặt ngực thành công, chị em cần chuẩn bị những điều sau:
Đầu tiên, phải tìm một địa điểm nâng ngực uy tín. Đó phải là bệnh viện bởi vì việc nâng ngực có quy trình gây mê (sẽ nguy hiểm nếu không có bác sĩ gây mê thực hiện).
Thứ hai, cần tìm hiểu nguồn gốc của các loại túi ngực. Bạn phải tìm được đáp án cho các các câu hỏi sau: túi ngực này của hãng nào? Có giấy phép, chứng nhận chính hãng không?... Tiếp theo, chị em cần chọn bác sĩ kinh nghiệm lâu năm, được Sở y tế cấp chứng chỉ hành nghề. Họ sẽ giải thích, tư vấn cho bạn quy trình cần thiết trước khi phẫu thuật, dáng ngực phù hợp với cơ thể và nhu cầu.
Cuối cùng, chị em phải chuẩn bị tâm lý thoải mái trước khi thực hiện. “Dù bác sĩ giỏi thế nào, khi đặt vật lạ vào cơ thể cũng có khoảng 2% cơ thể mình không chấp cái đó. 100 người làm thì có hai người thất bại. Nhưng sự thất bại chỉ dừng lại ở mức không đẹp như mong đợi, mà không gây biến chứng nguy hiểm”, bác sĩ Thái chia sẻ.