1. Tôi chỉ được trả từng ấy nên chỉ làm từng ấy
Nhiều người nghĩ với một mức thu nhập cố định hàng tháng, họ không cần phải làm thêm nhiều việc. Họ bỏ ra công sức mà họ cho là phù hợp với mức lương họ được nhận. Mặt khác, họ nghĩ đây là công ty không do gia đình mình điều hành nên giữ thói quen làm việc hời hợt cho qua.
Nếu bạn thực sự tin vào điều này, bạn rất có thể bị loại bỏ khỏi công ty. Cách làm việc tưởng chừng thông minh này thực sự hại nhiều hơn lợi. Bởi vì bạn chưa tìm ra logic cơ bản của việc thăng chức và tăng lương.
Trong công ty, bạn không chỉ làm việc cho sếp mà còn làm việc cho chính mình. Sếp chỉ đang dùng đồng lương ít ỏi để đổi lấy những lợi ích ngắn hạn của bạn. Nhưng bạn đang lấy tiền của ông chủ và tích lũy giá trị lâu dài cho chính mình. Công nghệ bạn học được, danh tiếng bạn tạo dựng được, kinh nghiệm bạn tích lũy được... tất cả đều thuộc về bạn mãi mãi.
Khi bạn làm việc vượt quá giá trị công ty mong đợi, bạn sẽ được thăng chức và tăng lương
2. Không muốn tiến đến vị trí cao hơn
Nơi làm việc cũng giống như chiến trường. Tất cả vẻ hào nhoáng bề ngoài và sự hài hòa của mọi khung cảnh chỉ là mây khói. Nếu bạn muốn thoát ra khỏi vòng vây và giành chiến thắng trong sự nghiệp, bạn cần mơ ước vị trí cao hơn.
Nếu bạn không muốn mình phát triển với vị trí mới, là vai chính, bạn sẽ thành vai phụ, ít vai trò và bị đào thải. Hầu hết những người giỏi hơn bạn ở nơi làm việc đều là lãnh đạo của bạn, vì vậy bạn phải học cách suy nghĩ về vấn đề từ vị trí của người lãnh đạo và làm mọi việc từ vị trí của chính mình. Nhờ đó, bạn mới tăng trưởng nhanh chóng trong công việc
3. Gặp vấn đề sẽ nghĩ ngay tới chuyện nhảy việc
Khi công việc không suôn sẻ, khi sự phát triển gặp phải nút thắt cổ chai, nhiều người sẽ nghĩ tới chuyện nghỉ việc. Họ quen với lựa chọn cưỡi lừa tìm ngựa. Nhưng kiểu tư duy này có tốt cho bạn?
Nếu lúc gặp các vấn đề trong công việc, bạn có thể đối mặt với khó khăn và giải quyết chúng, đây chính là cơ hội để bạn được thăng chức và tăng lương. Ngược lại, nếu bạn nhảy việc, ở chỗ làm mới, bạn vẫn sẽ gặp các vấn đề khó giải quyết khác nhau.
Đối với một người không biết bơi, việc thay đổi bể bơi cũng không làm họ biết bơi, bởi nó không thể giải quyết vấn đề cơ bản. Bạn cần học cách suy nghĩ từ nhiều góc độ khác nhau. Hãy dùng tinh thần làm chủ công ty để suy nghĩ xem ngoài việc từ chức ra, còn có giải pháp nào khác tốt hơn không.
Mặt khác, khi quyết định nghỉ việc, bạn vẫn nên duy trì tinh thần cống hiến, bởi nếu bạn chểnh mảng, có thái độ làm việc qua loa, bạn rất có thể bị sa thải thay vì được chủ động nghỉ.
Hằng Trần (Theo Aboluowang)