1. Vừa ăn vừa nghe nhạc
Khi tiếng nhạc quá lớn, bạn ăn nhanh và nhiều hơn (tốc độ 5 muỗng một phút), ngược lại khi nghe những loại nhạc có âm hưởng nhẹ nhàng và thư giãn (tốc độ 3 muỗng mỗi phút). Còn khi bạn không nghe nhạc sẽ ăn trung bình 4 muỗng mỗi phút. Vì thế, bạn nên chọn loại nhạc có âm hưởng nhẹ nhàng và khung cảnh thích hợp trong lúc ăn.
2. Tránh ánh nắng gay gắt
Bạn hãy chọn vị trí gần với cửa sổ để ánh sáng tự nhiên và ánh sáng trời có thể thúc đẩy não bộ sản xuất hormon và serotonin. Chỉ cần mỗi ngày tránh ánh nắng gay gắt ngoài trời thì bạn đã giúp giảm cảm giác thèm ăn quá độ của mình, nhất là cảm giác thèm ăn ngọt hay thức ăn có nhiều đường.
3. Chọn không gian có màu cam, đỏ
Khi bạn ngồi ăn trong một khung cảnh có nhiều màu sắc như cam, đỏ cho dù đó là màu của khăn trải bàn, hoa trang trí, màu tường xung quanh, đĩa thức ăn thì não bộ sẽ phát ra tín hiệu thúc đẩy cảm giác ngon miệng, tiêu hóa tốt và chuyển hóa năng lượng.
4. Tư thế khi ăn
Khi bạn ăn ở tư thế ngồi thì sự tập trung vào việc ăn uống và thức ăn bạn ăn nhiều hơn so với tư thế đứng để ăn. Nhất là bạn sẽ có được cảm giác no nhanh khi ngồi ăn hơn là đứng. Khi bạn đứng ăn, bạn có khuynh hướng tập trung vào một việc khác hơn là ăn, chẳng hạn như nói chuyện, suy nghĩ, ngắm nhìn một vật gì đó và cứ thế bạn cứ ăn một cách vô độ.
Ăn quá nhanh dễ làm cho bạn không có cảm giác no, đầy trong bao tử. Khi ăn mãi không thấy no, bạn không nên uống thức uống lạnh hoặc nước trái cây, vì chúng sẽ giảm thiểu hoạt động tiêu hóa và quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
Việc ăn quá khuya sẽ làm hệ tiêu hóa không làm việc hết công suất, vì đang trong trạng thái nghỉ ngơi. Nên ăn bữa cuối cùng trong ngày là bữa nhẹ, không đi ngủ với bao tử căng đầy. Bạn chỉ nên uống một ly sữa nhỏ hoặc ăn một trái chuối trước lúc đi ngủ, nếu bạn muốn. |
5. Không căng thẳng
Bạn cần thư giãn và thanh thản khi ăn vì khi đang lo lắng hoặc căng thẳng mặc dù bạn có tiêu thụ nhiều chất dinh dưỡng nhất cũng không thể hấp thụ một cách trọn vẹn và tiêu hóa sẽ chậm hơn. Nếu có thể, hãy gặp gỡ bạn bè hoặc dùng bữa chung với họ vì bạn sẽ ăn chậm hơn do nói chuyện và không ăn quá chén.
6. Dành ít thời gian chuẩn bị món ăn
Điều này có thể giúp bạn giảm tốc độ ăn cũng như cơ thể nhận biết được bạn đang hấp thụ những gì. Hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh. Bạn cũng đừng đi chợ khi bụng đang đói hoặc mệt mỏi hay thiếu thời gian. Hãy chọn đĩa đựng thức ăn nhỏ để khẩu phần ăn trong đĩa của mình cũng nhỏ theo, hạn chế ăn quá nhiều và dư thừa calories.
7. Nhận biết cơn đói
Bạn cần biết được khi nào mình cảm thấy đói thật sự và khi nào thèm ăn hoặc chỉ buồn miệng muốn ăn. Nếu như bạn cứ nhấm nháp suốt cả ngày, bạn sẽ không nhận diện được cơn đói của mình. Do vậy, bạn cần ăn một lượng thức ăn tương đối và đều các bữa ăn, không ăn đột xuất quá nhiều do có thức ăn ngon hoặc thức ăn bạn không thích. Tránh ăn nhiều đồ ngọt trong các bữa ăn. Chúng sẽ làm bạn no ngang và không mang lại cảm giác đói bụng.
(Theo Tiếp Thị Gia Đình)