1. Sốt táo
Sốt táo là một phần của chế độ ăn kiêng BRAT, viết tắt của chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng. Món ăn nhẹ này dễ tiêu hóa hơn táo tươi vì táo đã được nấu chín và loại bỏ vỏ.
Nước sốt táo cũng có ít chất xơ hơn táo tươi, vì vậy nó dễ chịu hơn cho dạ dày và có thể cải thiện tình trạng tiêu chảy. Một quả táo tươi cỡ vừa còn nguyên vỏ chứa 4,37 gam (g) chất xơ so với chỉ 1,24 g chất xơ trong một cốc nước sốt táo không đường cỡ nhỏ.
2. Chuối

Ảnh: VLAD SERBANESCU
Chuối rất giàu kali. Các triệu chứng ở dạ dày như buồn nôn, nôn có thể khiến bạn mất nước và chất điện giải như kali và natri. Chất điện giải là những khoáng chất thiết yếu mà cơ thể bạn cần để duy trì chức năng tế bào bình thường. Điều quan trọng là chọn thực phẩm giàu chất điện giải nếu bạn bị bệnh.
Trái cây là một phần của chế độ ăn BRAT và chế độ ăn nhạt (bao gồm các loại thực phẩm ít chất béo, chất xơ và dễ nhai).
3. Rau mềm, nấu chín
Một số loại rau, bao gồm củ cải, cà rốt và rau bina có thể giúp giảm đau dạ dày. Hãy chắc chắn rằng bạn ăn chúng khi đã được nấu chín thay vì sống. Thực phẩm nấu chín dễ tiêu hóa hơn thực phẩm sống.
4. Một số loại protein nạc nhất định

Ảnh: Allreceipes
Một số lựa chọn protein là một phần của chế độ ăn nhạt, như thịt gà, cá trắng và động vật có vỏ. Hãy thử nướng, chiên hoặc hấp nhưng không nên cho nhiều gia vị.
5. Gelatin và kem que
Gelatin là một loại thực phẩm mềm nằm trong danh sách chế độ ăn nhạt. Món tráng miệng này cũng dễ tiêu hóa vì nó không chứa chất xơ.
Kem que cũng là một lựa chọn cho chế độ ăn nhạt và mềm. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng kem que làm giảm buồn nôn và nôn sau phẫu thuật một cách hiệu quả. Hãy chọn những loại không có trái cây hoặc cùi trái cây và sữa chua.
6. Gừng
Thai phụ đôi khi sử dụng các sản phẩm từ gừng như trà và các chất bổ sung gừng đậm đặc để kiểm soát cơn buồn nôn. Hãy thử thêm gừng tươi băm nhỏ vào trà và nước lọc. Bạn cũng có thể sử dụng gừng cắt nhỏ để làm những cục đá viên tạo cảm giác sảng khoái.
7. Ngũ cốc nóng
Một loại thực phẩm khác có thể giúp dạ dày trở nên dễ chịu là ngũ cốc nóng. Chỉ cần nhớ rằng bạn nên hạn chế lượng thực phẩm này, vì một số loại ngũ cốc nóng làm từ lúa mì nguyên hạt có thể cung cấp 564 miligam (mg) natri mỗi cốc, chiếm 1/4 giới hạn 2.300 mg được khuyến nghị hàng ngày cho người lớn.
8. Đồ uống và thực phẩm giàu nước
Nước hầm xương giúp bổ sung chất lỏng và khoáng chất khi bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy. Nước luộc gà và nước hầm xương chứa các chất điện giải như natri, kali và canxi.
Nước dừa là một cách khác để bổ sung chất lỏng, canxi, magie, kali và natri bị mất đi khi bạn bị ốm. Nước dừa đôi khi có tác dụng như một giải pháp bù nước cho trẻ bị tiêu chảy do viêm dạ dày ruột và bệnh tả.
Bạn cũng có thể thử uống trà để xoa dịu dạ dày. Thức uống nhẹ nhàng này là một lựa chọn cho chế độ ăn nhạt và lỏng.
9. Khoai tây

Ảnh: dsnxh
Giống như chuối, khoai tây là một phần của chế độ ăn nhạt và chứa nhiều kali. Một củ khoai tây trắng nhỏ, khoảng 92 g, chứa 374 mg kali. Hãy nấu và ăn khoai tây chế biến đơn giản mà không cần thêm bất kỳ topping nào để giúp làm dịu dạ dày.
10. Bột mì tinh luyện
Khi dạ dày khó chịu, bột mì trắng tinh luyện, bao gồm gạo trắng, bánh mì nướng và bánh quy giòn, là lựa chọn tốt hơn ngũ cốc nguyên hạt. Bột mì trắng tinh luyện có ít chất xơ và dễ tiêu hóa, giúp chữa lành vết thương hiệu quả.
Gạo trắng có thể giúp cải thiện bệnh tiêu chảy. Các loại gạo khác như gạo lứt hoặc đen thường tốt cho sức khỏe và được khuyên dùng khi bạn khỏe, vì chúng rất khó tiêu hóa, đặc biệt khi dạ dày khó chịu.
Hãy thử nướng bánh mì để làm tăng hương vị, mùi và kết cấu, khiến nó ngon miệng hơn nếu bạn cảm thấy không khỏe. Giống như bánh mì nướng, bánh quy giòn là nguồn cung cấp carb mặn có thể làm dịu cơn đau bụng. Ăn bánh quy mặn giúp bổ sung lượng natri mà bạn có thể đã mất do đổ mồ hôi, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Bạn có thể chọn topping cho bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn để ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như bơ đậu phộng dạng kem để bổ sung kali. Chỉ cần giới hạn bơ đậu phộng ở mức một thìa canh vì hàm lượng chất xơ của nó có thể tăng lên nhiều.
Các thực phẩm cần tránh
Thực phẩm có tính axit, thịt và cá béo, đồ lên men, đồ nhiều đường, sữa béo, đồ chiên rán, thực phẩm giàu chất xơ, đồ ăn cay hay các loại hạt có thể khiến các triệu chứng khó chịu ở dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
Hướng Dương (Theo Health)