1. Tin đồn insulin gây nghiện
"Insulin gây nghiện" là một tin đồn rất điển hình về bệnh tiểu đường. Insulin là một loại hormone trong cơ thể con người. Nhưng một số người mắc bệnh tiểu đường (đặc biệt là bệnh tiểu đường loại 1) cần phải tiêm insulin trong một thời gian dài và không thể ngừng tiêm do cơ thể thiếu insulin. Họ bắt buộc phải tiêm để điều chỉnh lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Ngoài ra, nhiều bệnh nhân đái tháo đường cần sử dụng insulin để ổn định đường huyết càng sớm càng tốt nhằm giảm nguy cơ tăng đường huyết. Sau khi đường huyết ổn định có thể ngừng sử dụng insulin và dùng thuốc uống.
2. Lầm tưởng đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường càng thấp càng tốt
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường là đường huyết cao nên một số bệnh nhân lầm tưởng đường huyết càng thấp càng tốt. Họ ăn ít hoặc bỏ bữa vì muốn đường huyết thấp. Nhưng thực tế nhiều trường hợp đường huyết thấp còn gây biến chứng khủng khiếp hơn việc bệnh nhân tiểu đường có lượng đường trong máu cao.
Nếu đường huyết dao động cao, thấp có thể dẫn đến hạ đường huyết, gây hôn mê, trường hợp nặng sẽ gây tổn thương tế bào não không thể phục hồi.
3. Kiểm soát chế độ ăn cho bệnh tiểu đường bằng cách nhịn đói
Kiểm soát chế độ ăn uống không phải để những người "nghiện đường" bị đói mà là hạn chế hợp lý tổng lượng calo trong chế độ ăn uống, đảm bảo nhu cầu sinh lý cơ bản của người bệnh.
Nếu một người bị tiểu đường ăn quá ít lương thực chính (dưới 150 gr mỗi ngày), tổng lượng calo không thể đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể. Như thế sẽ dẫn đến chất béo và protein trong cơ thể bị phân hủy quá mức, gây giảm cân, suy dinh dưỡng hoặc tệ hơn là chết vì đói. Người bệnh còn dễ bị hạ đường huyết dẫn đến lượng đường trong máu bị biến động mạnh.
Trong trường hợp bình thường, các nhóm lương thực chính cho bệnh nhân tiểu đường nên chiếm không dưới 100 gr và không quá 200 gr. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng calo thấp và giàu chất xơ (các loại rau lá xanh khác nhau) để tăng cảm giác no.
4. Người bệnh tiểu đường không được ăn cháo
Đây cũng là một lầm tưởng phổ biến. Tuy nhiên khi nấu cháo, bạn nên cho thêm một số loại đậu hoặc ngũ cốc khác và không được nấu quá lâu. Một số thực đơn cháo bạn có thể ăn là cháo địa cốt bì, cháo bột sắn, cháo khoai lang, cháo tiểu mạch...
Bạn có thể chờ cháo nguội mới ăn để lượng đường huyết không tăng lên nhanh chóng. Bạn cũng nên ăn cùng các thực phẩm cung cấp đạm, chất xơ khác.
5. Có thể ngừng dùng thuốc khi đường huyết tụt
Sau khi hạ đường huyết, bạn vẫn cần chú ý đến chế độ ăn uống và tập thể dục. Dù có thể dừng thuốc hay không, bạn phải đến bệnh viện để kiểm tra chức năng của cơ quan trong cơ thể và nghe lời khuyên của bác sĩ về cách sử dụng thuốc.
Việc tự ý dừng thuốc có thể dễ dàng gây ra sự dao động của lượng đường trong máu, không có lợi cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
6. Đái tháo đường ở trẻ em là đái tháo đường týp 1
Trước đây, loại bệnh tiểu đường ở trẻ em chủ yếu là loại 1. Tuy nhiên, số lượng trẻ em mắc bệnh tiểu đường loại 2 đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây.
Nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em có thể liên quan đến các yếu tố như di truyền, béo phì, thường xuyên ăn thức ăn nhanh nhiều calo và chất béo, uống nhiều đồ uống có đường, lười vận động.
7. Đường huyết cao không có triệu chứng sẽ không cần dùng thuốc
Ngay cả khi bạn không có triệu chứng đường huyết cao, hướng dẫn phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường loại 2 nêu rõ khi huyết sắc tố glycated (glycated hemoglobin) ≥ 7,0 % cần phải điều trị bằng thuốc.
Liệu pháp insulin tích cực có thể được áp dụng khi huyết sắc tố glycated ≥ 9,0%.
8. Bị tiểu đường không được ăn đường, đồ ngọt, hoa quả
Nhiều người bệnh tiểu đường hạn chế nghiêm ngặt lượng đường ăn vào. Họ không ăn hoa quả ngọt dẫn đến chế độ ăn mất cân đối.
Thực tế, những người mắc bệnh tiểu đường có thể tiêu thụ một lượng nhỏ đường và lượng calo do sucrose (một loại đường tự nhiên được tìm thấy trong nhiều trái cây, rau quả và ngũ cốc) cung cấp không được vượt quá 10% tổng lượng calo hàng ngày.
Do đó, miễn là kiểm soát được tổng lượng calo, bạn vẫn có thể ăn một chút hoa quả. Bạn có thể ăn trái cây có chỉ số đường huyết (GI) thấp, ít ảnh hưởng đến đường huyết như kiwi, bưởi, đào.
9. Nếu mắc bệnh tiểu đường, bạn sẽ không sống lâu
Bệnh nhân tiểu đường có thể sống lâu hơn nếu họ kiểm soát được đường huyết và các biến chứng. Thông thường qua chế độ ăn kiêng, tập thể dục và các phương pháp điều trị hạ đường huyết, hạ huyết áp và hạ lipid máu, bạn có thể tăng gấp đôi cơ hội sống hoặc tăng thêm 10 năm tuổi thọ.
Hằng Trần (Theo Aboluowang)