1. Mất nước
Thường xuyên tiêu thụ quá nhiều protein có thể dẫn đến mất nước, do cơ thể cần nhiều nước hơn để trao đổi chất và loại bỏ lượng protein dư thừa. Tình trạng này cũng có thể gây mệt mỏi và đau đầu.
2. Tăng cân
Lượng đạm cao trong chế độ ăn uống hằng ngày, đặc biệt từ những nguồn thực phẩm có lượng chất béo và calo cao, có thể dẫn đến tình trạng tăng cân nếu lượng calo nạp vào vượt quá tốc độ đốt cháy calo.
3. Hơi thở nặng mùi
Khi protein bị phân hủy trong cơ thể, nó có thể giải phóng amoniac, chất này có thể góp phần gây hôi miệng ở một số người.
4. Tổn thương thận
Tiêu thụ quá nhiều protein có thể khiến chất thải tích tụ trong cơ thể mà thận không thể loại bỏ được. Nó thậm chí có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận hoặc sỏi thận theo thời gian.
5. Gây các vấn đề về tiêu hóa
Quá nhiều protein có thể gây khó chịu về tiêu hóa, bao gồm đầy hơi, chướng bụng và táo bón. Điều này xảy ra do nhu cầu về enzym tiêu hóa để phân hủy protein tăng lên.
6. Vấn đề về gan
Hấp thụ quá nhiều protein có thể làm căng gan vì gan chịu trách nhiệm chuyển hóa và giải độc các sản phẩm phụ của quá trình tiêu hóa protein. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến rối loạn chức năng gan.
7. Nguy cơ ung thư
Một số nghiên cứu đã gợi ý mối liên hệ tiềm ẩn giữa việc hấp thụ lượng protein cao, đặc biệt là từ nguồn động vật và việc tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư ruột kết.
8. Nguy cơ bệnh tim mạch
Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu protein, đặc biệt là chế độ ăn giàu protein động vật, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do nồng độ cholesterol và chất béo bão hòa tăng cao.
9. Mất cân bằng dinh dưỡng
Một chế độ ăn nhiều protein có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, chẳng hạn như canxi, có thể làm tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề liên quan đến xương khác.
Hướng Dương (Theo Healthshots)