Không bao giờ là quá sớm để dạy trẻ cách quản lí tài chính, bởi việc học về tiền, biết kiếm tiền và biết quản lý chi tiêu hợp lý sẽ giúp trẻ tự tin kiểm soát tài chính của mình ngay từ khi còn nhỏ.
FQ cùng IQ và EQ là ba tố chất không thể thiếu của con người trong xã hội hiện đại. Nếu IQ phản ánh năng lực tồn tại trong tự nhiên, EQ phản ánh năng lực tồn tại trong xã hội thì FQ là năng lực tồn tại trong xã hội kinh tế thị trường, là tổ hợp quan điểm về của cải, thói quen tiêu xài và kĩ năng quản lý tiền bạc. Chỉ số thông minh tài chính - FQ - cũng là một trong những chủ đề giáo dục mà các bố mẹ Việt đang dành nhiều sự quan tâm.
Dưới đây là một vài gợi ý về cách dạy con FQ phù hợp với trẻ nhỏ mà bố mẹ có thể tham khảo.
1. Chơi trò chơi 'cửa hàng' ở nhà
Đầu tư vào các món đồ chơi như máy tính tiền và tiền giả vờ, định giá các vật dụng hàng ngày như hộp ngũ cốc, miếng bọt biển, bánh quy, chai nước lau bếp... Điều này giúp con phát triển sự hiểu biết về tiền và rằng tất cả "hàng hóa" đều cần được trả tiền.
2. Thiết lập 'nhà hàng' với địa điểm và thực phẩm/tiền giả vờ
Sau khi tờ hóa đơn "bữa ăn" được đưa ra, hãy đếm số tiền cần thiết phải trải hoặc yêu cầu con làm thủ quỹ. Điều này giúp con thấy rằng không chỉ "hàng hóa" tiêu chuẩn mới cần được trả tiền.
3. Nhờ con cắt các phiếu giảm giá (sử dụng kéo an toàn)
Khi đi siêu thị, hãy chơi trò "phát hiện" và khuyến khích con tìm ra các sản phẩm giảm giá trên kệ, sản phẩm được khuyến mại.
4. Khi mua sắm, hãy chỉ mua những thứ có trong danh sách thay vì những gì con muốn
Điều này - trong một quá trình khó khăn - cung cấp một thông điệp rõ ràng rằng tiền bạc nên được chi cho "nhu cầu" thay vì "muốn" và đòi hỏi con phải tiết kiệm.
5. Mua một con heo đất và đặt mục tiêu tiết kiệm
Có thể tiết kiệm cho một món đồ chơi yêu thích hoặc một khoản mà con hướng tới. Hãy thảo luận với con về cách sử dụng số tiền cho một điều gì đó đặc biệt (một bài học có giá trị).
6. Khen thưởng hành vi tốt/giúp đỡ quanh nhà với một khoản tiền nhỏ
Sử dụng hình dán "đơn vị tiền tệ" và biểu đồ để theo dõi tổng số. Điều này củng cố sự hiểu biết của con rằng tiền phải kiếm mới có được.
7. Đọc hoặc cho trẻ đọc sách về quản lý tiền
Bộ sách Bồi dưỡng FQ cho trẻ về các nội dung như: Tiền từ đâu tới, Đồng tiền quý giá, Tiền có mua được tất cả?, Tự mình kiếm tiền, Lựa chọn thông minh, Sức khỏe và tiền bạc - cái nào quan trọng hơn, Cho đi có thiệt thòi hơn?... trẻ sẽ học được những bài học ý nghĩa và thiết thực về giá trị của đồng tiền, về cách tự mình kiếm tiền, về cách đầu tư để kiếm tiền cũng như bài học về tình bạn.
8. Thiết lập tài khoản tiết kiệm cho trẻ
Đây là cách tuyệt vời để cho trẻ biết tiết kiệm thông thường có thể tại thêm tiền thông qua lãi suất ngân hàng. Mỗi tháng, trẻ sẽ nộp vào ngân hàng một số tiền nhất định.
9. Khuyến khích tạo thêm thu nhập
Thu nhập bổ sung có thể được lấy từ việc rửa xe, phát tờ rơi (từ 13 tuổi), làm việc tại quán cafe/nhà hàng, tiệm làm tóc... (từ 14 tuổi) và trông trẻ (từ 16 tuổi). Làm việc bên ngoài để kiếm thu nhập đòi hỏi trẻ phải quản lý tiền thận trọng và giải quyết những lo ngại rằng 2/3 trẻ 16-17 tuổi không thể đàm phán lương hay người thuê lao động không trả tiền vào ngân hàng.