
Cá thu chứa hàm lượng thủy ngân nhất định, không bị đào thải trong cơ thể người, gây ra nhiều bệnh khác nhau. Mỗi tháng người lớn chỉ nên ăn 200 g còn trẻ em là 100 g. Cá thu Đại Tây Dương là loại ít nguy hiểm nhất, bạn có thể ăn nếu muốn.

Cá ngừ chứa nhiều thủy ngân, đặc biệt là cá ngừ vây đen và cá ngừ vây xanh. Nhiều trong số chung được nuôi bằng thức ăn có kháng sinh và hoóc môn tăng trưởng. Mỗi tháng, người lớn chỉ nên ăn 100 g còn trẻ em không nên ăn.

Cá da trơn thường bị cho ăn các loại thức ăn có chứa hoóc môn tăng trưởng, kích thích lớn nhanh. Do đó, bạn nên ăn ở liều lượng thấp, trẻ nhỏ tốt nhất không nên ăn.

Cá rô phi Tilapia (chủ yếu loại sống ở Trung Đông và châu Phi) không chứa axit béo lành mạnh mà chứa nồng độ chất béo có hại rất cao, cao hơn cả mỡ lợn. Ăn quá nhiều cá này dẫn đến sự gia tăng cholesterol trong máu và làm cho cơ thể nhạy cảm hơn với các chất gây dị ứng.

Cá chình chứa rất nhiều chất béo. Ngoài ra, chúng dễ dàng hấp thụ các chất thải công nghiệp và nông nghiệp trong nước. Cá chình Mỹ có mức nhiễm độc cao nhất. Cá chình châu Âu cũng bị ô nhiễm với một lượng lớn thuỷ ngân. Mỗi tháng, người lớn chỉ nên ăn 300 g còn trẻ em là 200 g.

Cá tilefish dẫn đầu trong việc nhiễm bẩn thủy ngân. Chúng cũng thường bị liệt vào danh sách các loại cá làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Mỗi tháng, đàn ông chỉ nên ăn 100 g còn phụ nữ và trẻ em không nên ăn.

Nằm trong họ Seabass gồm các loại cá mú, cá vược, cá trắm biển... Chúng chứa thủy ngân nên mỗi tháng bạn chỉ nên ăn 200 g, trẻ em là 100 g.

Loại cá này, thường được biết đến với tên gọi là cá dầu (oilfish), chứa chất gempylotoxin - chất sáp không bị chuyển hóa. Chất độc không làm hại nhiều đến sức khỏe, nhưng nó có thể gây khó tiêu. Để giảm lượng gempylotoxin, cá nên được chiên hoặc nướng.

Hà Nguyên
Theo Brightside