1. Đau, tê ở các chi
Các cục máu đông có thể khiến lượng máu cung cấp không đủ cho cơ thể, gây tê và đau ở chân tay. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên bị đau chân hoặc tê ở chi dưới mà không rõ nguyên nhân, bạn cần đi khám sớm.
2. Chóng mặt
Khi ngồi xuống nghỉ ngơi, bạn thường có cảm giác choáng váng, cơ thể mất thăng bằng, trường hợp nặng có thể ngất xỉu, bạn nên đặc biệt chú ý đến điều này, vì đây là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh huyết khối não.
3. Sưng tấy
Sưng tấy dưới đầu gối không rõ nguyên nhân, đặc biệt là sưng tấy bất thường ở một chân, là do cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, ngăn máu chảy ngược về tim, áp lực khiến dịch tràn xuống chân, gây sưng.
4. Đau cách hồi, nhức cơ
Khi tắc nghẽn mạch máu trở nên trầm trọng hơn, tình trạng đau cách hồi có thể xảy ra và cục máu đông có thể khiến lượng máu cung cấp không đủ, dẫn đến đau nhức cơ. Nếu bỏ qua tình trạng tắc nghẽn động mạch ở chi dưới, có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ trầm trọng ở chi dưới, có thể gây loét chi và hoại tử mô.
5. Tê và yếu nửa người
Bệnh nhân cao huyết áp, mỡ máu cao nếu yếu một bên chi trên và dưới hoặc tê nửa mặt, chảy nước dãi, méo miệng, có thể do huyết khối, dẫn đến lượng máu cung cấp cho hệ thống động mạch cảnh không đủ.
6. Đau đầu và buồn nôn đột ngột
Huyết áp tăng đột ngột có thể gây buồn nôn, chóng mặt, lú lẫn tạm thời, ù tai, nôn mửa và các triệu chứng khác, cảnh báo nguy cơ vỡ mạch máu não.
7. Giảm thị lực và chảy máu cam
Mất thị lực bất thường trong thời gian ngắn, thường mờ mắt đột ngột hoặc mù tạm thời, đặc biệt là chảy máu cam thường xuyên, rất có thể là dấu hiệu của xuất huyết não hoặc huyết áp tăng mạnh.
8. Thay đổi tinh thần
Nếu bạn vốn là người năng động, hay nói, tính tình ổn định nhưng đột nhiên trở nên lầm lì, cực kỳ cáu kỉnh, giảm khả năng phán đoán, hay quên... thì rất có thể là do huyết khối, bạn nên đến bệnh viện để khám.
Phần bổ sung:
Nếu nghi ngờ mạch máu của mình bị "tắc nghẽn", bạn có thể tự đánh giá sức khỏe của mình bằng hai cách:
Cách 1: Chuẩn bị một nắm đậu phộng (30 hạt) và hai cái bát. Dùng đũa gắp liên tục đậu phộng từ bát này sang bát kia. Lặp lại 5 lần. Nếu bạn mất hơn 1 phút để làm điều này, hãy đi khám.
Cách 2: Đi theo đường thẳng. Vẽ một đoạn vạch dài 10 mét trên mặt đất và bước từng bước chân xem bạn có thể bước chính xác trên vạch không, nếu không thể bước trên vạch hoặc cơ thể run rẩy thì cần đi khám.
Hằng Trần (Theo Aboluowang)