Tóc rụng nhiều hoặc mỏng đi
Vitamin D là chất quan trọng giúp thúc đẩy sản xuất keratin - thành phần cấu tạo nên các bộ phận như móng tay và sợi tóc. Keratin tạo nên lớp vỏ bên ngoài giúp móng và tóc trở nên chắc khỏe hơn. Nếu tóc được chia làm ba phần từ ngoài vào trong thì keratin chính là thành phần cấu tạo nên lớp ngoài cùng và lớp lõi tóc. Đây được xem là thành phần quan trọng quyết định đến sự chắc mạnh, suôn mượt của mái tóc. Thiếu hụt vitamin D là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng rụng tóc và tóc mỏng đi ở cả nam và nữ.
Da nổi mụn
Mất cân bằng nội tiết tố hay vệ sinh kém là những nguyên nhân thường gặp gây ra mụn. Một nguyên nhân khác ít người để tâm tới là do ảnh hưởng của sự thiếu hụt vitamin D. Thiếu vitamin này cũng khiến hệ miễn dịch của cơ thể kém đi, làm tăng lượng dầu nhờn trong tế bào da, khiến các tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn, gây phát sinh mụn. Phơi nắng đúng cách giúp làn da giải phóng một loại hóa chất tạo ra vitamin D, giúp giảm lượng vi khuẩn trên da, ngăn ngừa hình thành mụn trứng cá.
Da lão hóa nhanh
Thiếu hụt vitamin D có tác động lớn tới làn da, khiến da khô, nhanh lão hóa hơn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến, viêm da cơ địa. Tỷ lệ tái tạo tế bào da có liên quan mật thiết tới sự hiện diện của vitamin D trong cơ thể. Khi cơ thể không có đủ vitamin D, tốc độ tái tạo, phục hồi da kém, khiến da mỏng đi, dễ tổn thương và thiếu săn chắc.
Khó ngủ
Vitamin D đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra các giấc ngủ ngon. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng thiếu hụt chất này có thể dẫn đến mất ngủ, giấc ngủ bị gián đoạn, ngủ không sâu giấc và số giờ ngủ ít hơn bình thường. Ở một số người, thiếu vitamin D thậm chí có thể dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ, khiến hơi thở không được điều hòa và làm giấc ngủ liên tục bị gián đoạn suốt đêm. Chất lượng giấc ngủ kém ảnh hưởng lớn đến quá trình giảm cân, giữ dáng.
Một trong những lá chắn mà cơ thể và hệ thống miễn dịch cần có để chống lại bệnh tật, virus là vitamin D. Vì vậy, khi cơ thể thiếu loại vitamin này, bạn sẽ rất dễ dàng nhiễm virus và dễ bị ốm hơn. Cảm lạnh, viêm phế quản và viêm phổi là những bệnh có thể xảy ra dễ dàng hơn rất nhiều khi thiếu vitamin D.
Đau nhức xương khớp
Các nghiên cứu đã chỉ ra thiếu hụt vitamin D làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Vitamin D giúp duy trì khối lượng xương trong cơ thể bằng cách hỗ trợ khả năng hấp thụ canxi. Những người bị đau cơ mãn tính và mắc các vấn đề liên quan đến xương khác cũng có mức vitamin D thấp hơn người bình thường.
Thường xuyên mệt mỏi
Mệt mỏi có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân bao gồm căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và thiếu vitamin D. Điều này xảy ra do xương và cơ yếu đi khi thiếu hụt vitamin D nên toàn bộ cơ thể đều cảm thấy mệt mỏi hơn. Bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và dùng chất bổ sung để giúp cơ thể lấy lại năng lượng.
Vết thương lâu lành
Những người mắc bệnh tiểu đường thường gặp khó khăn trong việc chữa lành vết thương, nhưng nếu bạn không mắc bệnh này mà vẫn thấy vết thương lâu lành, rất có thể bạn đang bị thiếu vitamin D. Loại vitamin này giúp điều chỉnh tốc độ phát triển của mô mới. Khi bạn thấy các vết thương nhỏ cũng mất một thời gian dài bất thường để lành lại, điều này có nghĩa bạn đang bị thiếu vitamin D.
Cách bổ sung vitamin D
Liều lượng Vitamin D cho phép hàng ngày theo tiêu chuẩn Quốc tế đối với người lớn là 600 IU và trẻ em là 400 IU. Bạn cần bổ sung đúng cách và đủ liều lượng tiêu chuẩn. Quá liều vitamin D có thể gây nên độc tính, triệu chứng phổ biến nhất của thừa vitamin D là sỏi thận.
Hai nguồn cung cấp vitamin D chính cho cơ thể là ánh sáng mặt trời, thực phẩm. Ánh sáng mặt trời là nguồn vitamin D tự nhiên mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, tắm nắng có thể gây ảnh hưởng tới làn da. Bạn có thể bổ sung vitamin D qua một số loại thực phẩm dưới đây.
- Dầu gan cá: 10.001 IU/100 g
- Cá trích Đại Tây Dương: 16.28 IU/100 g
- Ngũ cốc: 342 IU/100 g
- Sò: 320 IU/100 g
- Sữa: 52 IU/100 g
- Trứng gia cầm: 37 IU/100 g
- Các loại nấm: 27 IU/100g
Vienne (theo Bright Side, Livestrong)