
Ảnh minh họa: World of Buzz
22h30 hàng ngày là thời điểm bạn nên nằm xuống giường, chìm vào giấc ngủ, sau đó để cơ thể từ từ chuyển sang giấc ngủ sâu. Nhưng trong cuộc sống hiện đại, nhiều người không thể đi ngủ lúc 22h30, thay vào đó họ sử dụng điện thoại di động, xem phim truyền hình, World Cup, tụ tập với bạn bè hoặc làm thêm giờ... gây tổn hại dương khí.
Nếu không thể đi ngủ lúc 22h30, bạn nên sử dụng các biện pháp sau để hạn chế tối đa tác hại của việc thức khuya.
1. Dậy sớm
Theo Đông y, việc đắm chìm trong giấc ngủ cho đến khi bạn thức dậy một cách tự nhiên sẽ làm giảm dương khí trong người, khiến bạn trở nên buồn ngủ hơn. Vì vậy, dù bạn thức đến mấy giờ, nhất định phải dậy trước 9h (giờ Thìn) để ăn lót dạ vào lúc dạ dày hoạt động tích cực nhất. Bạn nên có một bữa sáng tươm tất với ngũ cốc và không quá dầu mỡ.
2. Massage
Sau khi ngủ dậy, dùng ngón tay làm lược, vừa chải tóc vừa xoa bóp liên tục 100 lần từ trán đến gáy để giảm mệt mỏi, nhức đầu sau khi thức khuya. Bất cứ lúc nào trong ngày, nếu cảm thấy nhức đầu, có thể dùng ngón tay hoặc lược cùn chải tóc. Điều này giúp khí huyết ở đầu được lưu thông, khiến cả người tràn đầy năng lượng.
3. Bắt kịp giấc ngủ
Thời gian tốt nhất để ngủ bù là buổi trưa, tức là từ 11h đến 13h. Ngoài ra, ngủ trong ba phút buổi trưa tương đương với hai tiếng đồng hồ vào những thời điểm khác. Nếu chưa ngủ được, bạn có thể thả lỏng hơi thở và nhắm mắt ngồi yên.
4. Ngồi thiền
Hơi nâng mông lên, ngồi chân xếp bằng, sống lưng thẳng tự nhiên, không nghĩ ngợi gì, buông bỏ vạn vật, quên thời gian và không gian. Thời gian thiền định có thể dài hay ngắn. Nếu ngắn, bạn có thiền trong 10 phút, dài hơn có thể vài tiếng đồng hồ, miễn là bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái. Nếu chân của bạn bị tê, hãy giữ một tư thế thoải mái hơn và xoa bóp chúng. Đừng ép buộc bạn thân.
Ngồi xếp bằng có thể tập trung khí và máu trong cơ thể mà không tiêu tán nó. Khi bạn duỗi thẳng cột sống, ngồi thẳng lưng, bạn sẽ cảm thấy hơi thở đều đặn, não tràn đầy năng lượng và máu.
5. Ăn uống
Người thường xuyên thức khuya sẽ xuất hiện các chứng: tay chân nóng, đổ mồ hôi buổi đêm, mặt nóng, sút cân, miệng họng khô, nước tiểu vàng, phân khô... Bạn có thể thường xuyên ăn một ít đậu đen, mè, dâu tằm... các loại thực phẩm bổ gan thận.
Ngoài ra, bạn có thể thử công thức đồ uống thực dưỡng sau khi thức khuya gồm: 30 gram đậu đen, 12 gram mạch môn, 9 gram long nhãn, nửa bông mộc nhĩ trắng (nấm tuyết), 15 gram khoai mỡ, 12 gram quả óc chó, 6 quả táo tàu, 9 gram gừng, 9 gram cam thảo và 15 gram hoàng kỳ.
Trên đây là lượng dành cho một người một ngày. Trước tiên, ngâm tất cả nguyên liệu trong hai giờ, trực tiếp cho nước ngâm vào nồi nấu. Sau khi đun lửa lớn, bạn vặn nhỏ lửa khoảng 40 phút. Bạn có thể uống trực tiếp nước này hoặc thêm một ít đường phèn nếu muốn vị đậm đà.
Bên cạnh đó, sau khi thức khuya, bạn dễ bị khô miệng lưỡi, có thể uống một ít cháo đặc để dưỡng âm, kiện tỳ, bổ sung nước. Ngoài ra, hãy uống một chút trà. Một ít trà xanh và trà trắng nhạt đều tốt, có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, chất polyphenol trong trà cũng có thể giúp loại bỏ các gốc tự do sinh ra do thức khuya. Còn cà phê tuy tạo cảm giác sảng khoái, nó làm cạn kiệt sinh lực của bạn sau khi thức khuya.
Loại bỏ tác dụng phụ của việc thức khuya

Ảnh minh họa: Integris Health
- Làm mờ vết thâm mắt gấu trúc với trứng luộc
Sau khi luộc trứng chín, bóc bỏ vỏ trứng và đặt lên hốc mắt để chườm nóng. Lúc đầu, trứng có nhiệt độ cao nên bạn cần lăn nhanh hơn, tránh bỏng mắt. Nếu không khéo tay, bạn cũng có thể dùng trứng luộc cả vỏ, bọc vào khăn rồi chườm nóng vào hốc mắt.
7. Trị mụn bằng hành tây
Bạn dễ bị nổi mụn sau khi thức khuya. Hãy đắp một miếng hành tây tươi lên mụn, giữ như vậy cho đến khi miếng hành khô. Việc này có tác dụng khi bạn vừa mới có mụn trứng cá.
Hằng Trần (Theo Aboluowang)