Theo số liệu Globocan (Tổ chức Ung thư toàn cầu) 2022 vừa được công bố đầu tháng 3 năm nay, trên toàn thế giới có khoảng 19,9 triệu ca mới và 9,7 triệu ca tử vong, tại Việt Nam có khoảng 180.400 ca mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. Tỉ lệ mắc mới ung thư trong nước ở nhóm trung bình của thế giới, nhưng tỉ lệ tử vong lại thuộc nhóm cao trong khu vực Đông Nam Á. Nguyên nhân tử vong cao vì phát hiện bệnh quá trễ. Tại Việt Nam, 50-80% người bệnh mắc bệnh ung thư đến khám ở giai đoạn 3 và 4.
Ngoài yếu tố di truyền và môi trường, ung thư còn liên quan đến nhiều thói quen sinh hoạt, đặc biệt là một số thói quen tưởng vô hại nhưng lại là "thủ phạm" gây ung thư.
1. Mua trái cây, rau củ đã héo, kém tươi
Một số người cố gắng tiết kiệm tiền bằng cách mua trái cây và rau quả cũ, được giảm giá nhiều. Nhưng phần lớn chúng đã bị hư hỏng một phần, một số bị mốc và thối dần trong quá trình bảo quản. Để tránh lãng phí, nhiều thường thường tận dụng bằng cách gọt bỏ những phần hư hỏng và tiếp tục ăn.
Tuy nhiên, một khi trái cây bị mốc, vi khuẩn và chất độc cũng có thể tồn tại ở những nơi không bị nấm mốc. Ăn thực phẩm bị ôi, mốc lâu ngày sẽ gây tổn thương lớn cho gan và có thể tạo thành ung thư gan.
2. Thường xuyên ăn đồ thừa
Nhiều người quen nấu nhiều, khó có thể ăn hết đồ trong một bữa. Sau đó họ hâm nóng lại thức ăn và tiếp tục ăn từ ngày này qua ngày khác.
Tuy nhiên, thức ăn thừa, đặc biệt là các loại rau lá xanh, có chứa hàm lượng nitrit cao. Nếu tiêu thụ trong thời gian dài, nitrit sẽ tích tụ trong cơ thể, ở mức độ nhất định, chúng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa.
Hơn nữa, rau để lâu, đun nóng nhiều lần cũng sẽ bị mất chất dinh dưỡng. Vì vậy, bạn nên tính toán khi nấu nướng, không nên nấu dư quá nhiều, cố gắng ăn hết mỗi bữa và cố gắng không bỏ sót bất kỳ loại rau nào, đặc biệt là các loại rau lá xanh.
3. Ăn thực phẩm siêu chế biến
Một số người thường mua thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, bánh mì kẹp thịt, mì ăn liền, pizza... Các món này có chứa lượng muối hoặc chất béo cao, thường có thời hạn sử dụng lâu dài. Đồng thời, các sản phẩm thịt đã qua chế biến như giăm bông và xúc xích thường chứa nitrit, không tốt cho sức khỏe.
Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn ngoài hoặc mua những thực phẩm đã qua chế biến sẵn. Việc tự nấu ăn sẽ lành mạnh và tiết kiệm hơn.
4. Tắt máy hút mùi quá sớm
Khói nhà bếp chứa các chất có hại như aldehyde, xeton và axit. Khi tiếp xúc lâu dài với khói bếp, bạn có thể thấy chán ăn, chóng mặt và buồn nôn, trường hợp nặng có thể gây đau đầu, tức ngực, ù tai. Khói trong nhà bếp cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Khi sử dụng máy hút mùi, bạn nên tuân thủ nguyên tắc bật sớm, tắt muộn. Bật máy hút mùi trước khi nấu và để máy hút mùi chạy thêm 3 đến 5 phút sau khi hoàn tất món ăn. Cố gắng mở cửa sổ bếp khi nấu ăn để thúc đẩy lưu thông không khí.
5. Ăn cơm trong chảo
Để tiết kiệm thức ăn, một số người cho cơm vào trong chảo dầu vừa xào nấu. Cách ăn này khiến bạn dễ mắc chứng mỡ máu cao về lâu dài.
Vì vậy, mọi người nên kiểm soát chặt chẽ lượng dầu sử dụng khi nấu ăn, mỗi người 25 đến 30 gam mỗi ngày là đủ, tốt hơn hết là không ăn cặn dầu trong các món xào, chiên.
6. Ngồi lâu
Ngồi lâu có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có ung thư. Tránh ngồi lâu và tập thể dục vừa phải có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, ung thư gan, ung thư thận và ung thư ruột kết.
Đi bộ không chỉ có thể ngăn ngừa ung thư mà còn giúp bạn hít thở không khí trong lành, điều hòa thị lực và cải thiện tâm trạng. Nếu không tiện thực hiện các bài tập khác, người lớn có thể đi bộ nhanh 6.000 đến 10.000 bước mỗi ngày, trong vòng 30 đến 40 phút, tích lũy hơn 200 phút mỗi tuần và phấn đấu để đạt được 300 phút. Lưu ý người mắc bệnh lý đặc biệt vẫn phải tuân theo lời khuyên của bác sĩ khi tập luyện.
>> Xem thêm 10 thói quen khiến bạn 'sướng nhất thời, khổ dài lâu
Hằng Trần (Theo News)