1. Mật ong

Ảnh minh họa: Pinterest
Mọi người thường vứt bỏ mật ong khi nó đã quá hạn sử dụng. Nhưng thực tế là mật ong nguyên chất tự nhiên sẽ không bị hỏng nếu được bảo quản đúng cách. Mật ong được tìm thấy trong các kim tự tháp Ai Cập cổ đại vẫn có thể ăn được sau 3.000 năm.
Mật ong có bị hỏng hay không phụ thuộc vào hai điểm chính:
- Là mật ong thô tự nhiên. Rất nhiều mật ong trong siêu thị được pha với xi-rô hoặc nước. Ngay cả trong thời hạn sử dụng, nó có thể lên men và hư hỏng.
- Được lấy bằng cách dùng thìa gỗ. Trái lại, mật ong được lấy bằng thìa kim loại sẽ gây ra phản ứng oxy hóa. Mật ong có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng, không cần cho vào tủ lạnh vì ở nhiệt độ thấp mật ong sẽ kết tinh. Tuy nhiên, ngay cả khi kết tinh thì cũng không sao, chỉ cần hòa tan với nước ấm khi ăn. Hương vị của nó sẽ không thay đổi.
2. Thóc gạo
Một nhóm khảo cổ học Nhật Bản đã khai quật được những hạt thóc ngàn năm tuổi, sau khi thử nghiệm thấy chúng vẫn có thể nảy mầm. Thóc gạo để lâu không hư, miễn sao chúng không có mọt hoặc mốc là có thể ăn bình thường. Bạn cũng có thể lấy gạo cũ làm thành bánh gạo, bún gạo và thành phẩm ngon hơn gạo mới.
Khi bảo quản gạo, bạn phải chú ý phòng ngừa côn trùng. Bạn có thể đóng kín gạo và để trong ngăn đá tủ lạnh trong vài ngày, sau đó lấy ra. Bằng cách này, trứng côn trùng sẽ bị tiêu diệt và không xuất hiện trở lại trong một thời gian dài.
3. Rượu

Ảnh minh họa: Pinterest
Rượu có nồng độ cồn trên 53% có thể bảo quản vô thời hạn. Với nồng độ rượu cao, vi sinh vật không thể tồn tại trong rượu và rượu sẽ không bị hỏng dù được bảo quản trong bao lâu. Bên cạnh đó, rượu vang đỏ càng để lâu sẽ càng ngon.
4. Nước hoa
Một số hộp nước hoa không ghi thời hạn sử dụng vì nước hoa có thể bảo quản được trong nhiều thập kỷ. Có một câu nói trong ngành nước hoa: "Hương đầu là để người ngoài ngửi, còn hương cuối là để người ta trân trọng thời gian".
Thành phần chính của nước hoa là cồn. Nước hoa có nồng độ cồn trên 18% sẽ không bị hỏng nếu được bảo quản trong điều kiện môi trường khô ráo, tránh xa ánh sáng.
5. Vỏ quýt
Vỏ quýt, không chứa bất kỳ chất phụ gia nào, có thể dùng để pha trà, mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sau thời gian dài được cất giữ, tinh dầu dễ bay hơi trong vỏ quýt sẽ từ từ chuyển hóa thành flavonoid có lợi cho cơ thể.
Vỏ quýt có thể trộn cùng quả sung, nhãn, táo đỏ... đun sôi trong nước để uống. Nó có thể điều hòa khí, thúc đẩy lưu thông máu, giải đờm, có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa, đồng thời hạ cholesterol và ức chế cục máu đông.
Vỏ quýt phải được bảo quản trong lọ thủy tinh, không được để nơi ẩm ướt.
6. Giấm
Giấm có độ axit cao (trên 4,5 độ) có thể bảo quản lâu dài vì nó ức chế hiệu quả sự phát triển của vi sinh vật. Nên chọn giấm ngũ cốc lên men thay vì giấm pha sẵn.
Hằng Trần (Theo 163)