Võng lưng, cong lưng trong bài tập plank và nhấc gót, mũi chân khi thực hiện squat... là những lỗi thường gặp khiến lợi bất cập hại.
Squat là bài tập phổ biển nhưng không phải ai cũng nắm vững kỹ thuật. Một trong những lỗi sai mọi người thường mắc là không kiểm soát được áp lực vào vùng bàn chân khi thực hiện đứng lên, ngồi xuống. Khi thực hiện tư thế ngồi xổm, có ba điểm ở bàn chân gồm phần đệm gần ngón cái, phía dưới ngón út và gót chân cần bám chặt sàn nhà. Khi bạn cố định được áp lực xuống những điểm này sẽ giúp giữ thăng bằng tốt, đồng thời đem lại hiệu quả tập luyện. Khi squat, tuyệt đối tránh nhấc gót hay nhấc mũi chân vì có thể gây chấn thương và không đem lại kết quả tập luyện như mong muốn.
Squat là bài tập phổ biển nhưng không phải ai cũng nắm vững kỹ thuật. Một trong những lỗi sai mọi người thường mắc là không kiểm soát được áp lực vào vùng bàn chân khi thực hiện đứng lên, ngồi xuống. Khi thực hiện tư thế ngồi xổm, có ba điểm ở bàn chân gồm phần đệm gần ngón cái, phía dưới ngón út và gót chân cần bám chặt sàn nhà. Khi bạn cố định được áp lực xuống những điểm này sẽ giúp giữ thăng bằng tốt, đồng thời đem lại hiệu quả tập luyện. Khi squat, tuyệt đối tránh nhấc gót hay nhấc mũi chân vì có thể gây chấn thương và không đem lại kết quả tập luyện như mong muốn.
Tương tự squat, bài tập plank cũng rất phổ biến nhờ tác dụng cải thiện sức mạnh vùng cơ core. Những sai lầm mọi người thường mắc khi thực hiện động tác này là cong lưng, giữ mông quá cao, hóp bụng, ngẩng đầu. Những lỗi này lặp lại nhiều lần ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống và không mang lại hiệu quả tập luyện. Tư thế đúng đòi hỏi mắt nhìn xuống sàn, từ đầu đến chân tạo thành một đường thẳng, siết mông, gồng cơ bụng.
Tương tự squat, bài tập plank cũng rất phổ biến nhờ tác dụng cải thiện sức mạnh vùng cơ core. Những sai lầm mọi người thường mắc khi thực hiện động tác này là cong lưng, giữ mông quá cao, hóp bụng, ngẩng đầu. Những lỗi này lặp lại nhiều lần ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống và không mang lại hiệu quả tập luyện. Tư thế đúng đòi hỏi mắt nhìn xuống sàn, từ đầu đến chân tạo thành một đường thẳng, siết mông, gồng cơ bụng.
Chọn đúng loại giày phù hợp với hình thức tập luyện cũng rất quan trọng. Nếu tập cardio (chạy bộ, nhảy dây...), bạn nên chọn loại giày có phần đệm khí êm ái, đàn hồi tốt để thoải mái khi vận động cũng như hạn chế chấn thương. Tuy nhiên, kiểu giày lại không thực sự được khuyến khích trong trường hợp bạn tập tạ. Lúc này, bạn nên ưu tiên kiểu giày có đế bằng phẳng, thấp, giúp chân bám sàn và giữ thăng bằng tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi chân trần để tập tạ giúp cố định sàn và giữ thăng bằng tốt.
Chọn đúng loại giày phù hợp với hình thức tập luyện cũng rất quan trọng. Nếu tập cardio (chạy bộ, nhảy dây...), bạn nên chọn loại giày có phần đệm khí êm ái, đàn hồi tốt để thoải mái khi vận động cũng như hạn chế chấn thương. Tuy nhiên, kiểu giày lại không thực sự được khuyến khích trong trường hợp bạn tập tạ. Lúc này, bạn nên ưu tiên kiểu giày có đế bằng phẳng, thấp, giúp chân bám sàn và giữ thăng bằng tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi chân trần để tập tạ giúp cố định sàn và giữ thăng bằng tốt.
Cách nắm tay vào đòn tạ sai cũng có thể gây ra chấn thương và khiến bạn tập luyện vất vả hơn. Bạn không nên để ngón tay cái cùng phía với các ngón tay còn lại, cách này có thể khiến bạn dễ bị trượt tay, không bám chắc được đòn tạ. Hãy để ngón tay cái sang phía đối diện với các ngón tay còn lại, bám chắc vào đòn tạ. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng găng tay để tăng ma sát, nhất là với những người thường bị ra mồ hôi tay.
Cách nắm tay vào đòn tạ sai cũng có thể gây ra chấn thương và khiến bạn tập luyện vất vả hơn. Bạn không nên để ngón tay cái cùng phía với các ngón tay còn lại, cách này có thể khiến bạn dễ bị trượt tay, không bám chắc được đòn tạ. Hãy để ngón tay cái sang phía đối diện với các ngón tay còn lại, bám chắc vào đòn tạ. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng găng tay để tăng ma sát, nhất là với những người thường bị ra mồ hôi tay.
Đối với bài tập nâng tạ dang tay, nhiều người thường có thói quen dang thẳng cánh tay và nâng cao qua đầu. Tuy nhiên, kỹ thuật đúng là hãy trùng khuỷu tay, tạo góc khoảng 20-30 độ, nâng cánh tay lên ngang tầm vai, sau đó hạ xuống. Thân dưới được cố định, không di chuyển, trùng nhẹ phần gối.
Đối với bài tập nâng tạ dang tay, nhiều người thường có thói quen dang thẳng cánh tay và nâng cao qua đầu. Tuy nhiên, kỹ thuật đúng là hãy trùng khuỷu tay, tạo góc khoảng 20-30 độ, nâng cánh tay lên ngang tầm vai, sau đó hạ xuống. Thân dưới được cố định, không di chuyển, trùng nhẹ phần gối.
Lỗi sai phổ biến nhất khi thực hiện chống đẩy là để tay quá xa thân người. Tư thế đúng đỏi hỏi phần khuỷu tay tạo thành góc khoảng 45 độ với thân người.
Lỗi sai phổ biến nhất khi thực hiện chống đẩy là để tay quá xa thân người. Tư thế đúng đỏi hỏi phần khuỷu tay tạo thành góc khoảng 45 độ với thân người.
Duk Sun (Theo Brightside)