1. Hay khoác lác
Đây là kiểu người sẽ không bao giờ ngừng khoe khoang với người khác về những thành tích dù là nhỏ nhất. Trái lại, nhân viên tốt có đạo đức làm việc, không mấy khi khoe khoang hoặc tìm kiếm lời khen về công việc của mình từ người khác.
Trong mọi trường hợp, khả năng làm việc của bạn sớm hay muộn sẽ bộc lộ. Bạn không cần đăng tải mọi nhiệm vụ đã hoàn thành. Việc ghi công cho những người đã giúp đỡ bạn sẽ khiến người khác cảm thấy tuyệt vời. Và bạn sẽ nhận được "trái ngọt" khi người khác cũng nhìn nhận những việc bạn đã làm.
2. Phàn nàn
Một người như vậy coi mọi nhiệm vụ là gánh nặng đối với anh/cô ta. Người này cũng khuyến khích người khác phàn nàn, do đó lan truyền sự bất mãn và phàn nàn ra khắp nơi. Ai cũng có lỗi sai nhưng những người hay phàn nàn lại thích giả vờ mình là người duy nhất chịu trách nhiệm. Nói chung, phàn nàn là một thói quen xấu và gây nghiện.
Ngược lại, những nhân viên tốt sẽ vui vẻ nắm lấy mọi cơ hội để gia tăng giá trị. Điều này có nghĩa anh ta cần phải làm những việc ngoài nhiệm vụ của mình. Muốn phát huy khả năng hiếm có này thì phải nhìn thấy công việc, nhìn thấy những nhiệm vụ mà người khác không thấy được. Khi làm được như vậy, bạn luôn cống hiến được và không bao giờ mất giá trị. Bằng cách này, bạn mang đến sự tiến bộ thực sự cho công ty. Điều quan trọng là bạn có thể cho đi nhiều hơn và khám phá những điều mới mẻ.
3. Người thích tích trữ
Người này sợ bị sa thải. Anh ta liên tục nhận nhiệm vụ (tích trữ) mà không nhờ người khác giúp đỡ. Anh ta cho người khác thấy gánh nặng của mình và lấy làm việc quá sức như một cái cớ khi anh ta không hoàn thành nhiệm vụ. Mục đích của người này là tạo ấn tượng rằng anh ta có một tài năng độc đáo mà không ai khác có thể sao chép được. Ngược lại, một nhân viên xuất sắc sẽ vui vẻ chia sẻ kiến thức, phân công nhiệm vụ, cộng tác với người khác, học hỏi từ người khác và đào tạo người khác trở nên tuyệt vời. Nhờ đó, họ có nhiều thời gian hơn cho sự sáng tạo.
4. Trốn tránh trách nhiệm
Loại người này đối lập với người tích trữ, nhưng có cùng vấn đề. Những người này có câu cửa miệng: "Tôi không làm được", "Tôi không thích làm"... lấy việc thiếu kỹ năng làm cái cớ cho sự lười biếng và đùn đẩy công việc cho người khác.
Ngược lại, người có đạo đức nghề nghiệp nghĩa là sẵn sàng làm điều gì đó dù không thú vị. Họ học các kỹ năng mới, dấn thân vào lãnh thổ chưa được khám phá và không ngừng gia tăng vốn tri thức của mình.
5. Kẻ hay buôn chuyện tầm phào
Những kẻ buôn chuyện suốt ngày thúc đẩy sự chia rẽ, nghi ngờ, hoang tưởng và oán giận. Nếu không được kiểm soát, nơi làm việc có thể trở thành một trò chơi quyền lực. Đặc biệt những người nổi bật thuộc loại này có thể làm xáo trộn một môi trường hòa bình và hợp tác trước đây. Họ thích hỏi những thông tin cá nhân và nói xấu người khác. Một quy tắc bạn cần nhớ là nếu ai đó nói xấu người khác trước mặt bạn, rất có thể họ sẽ nói xấu bạn trước mặt người khác.
Ngược lại, những người có đạo đức làm việc không đam mê chính trị văn phòng. Họ phớt lờ những lời đàm tiếu, đâm sau lưng và nói xấu. Họ không thành lập bè phái. Nếu bạn có thể vượt lên trên tất cả và xuất sắc trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình, bạn sẽ nổi bật.
6. Kẻ giả vờ làm việc
Đây là kiểu người cố gắng hết sức để làm ra vẻ như mình đang làm việc trong khi thực tế thì không phải vậy. Anh ta biến hành vi đó thành một trò chơi: đi ăn trưa sớm và về muộn hoặc rời văn phòng khi mọi người đang họp. Anh ấy hoặc cô ấy sử dụng thời gian làm việc để chơi, bỏ bê các nhiệm vụ thiết yếu.
Anh ta nghĩ ra nhiều cách để che giấu hành vi của mình, chuyển đổi màn hình bằng thủ thuật vuốt nhanh hoặc sử dụng biểu tượng cảm xúc trong tin nhắn văn bản để giả vờ rằng anh ta quá bận để gõ.
Ngược lại, một nhân viên giỏi không sợ bị phát hiện mình làm việc riêng vì anh ta hoặc cô ta không có gì để che giấu, và có thể tự tin duyệt Facebook vì tất cả các công việc khác đã được thực hiện.
Kết luận
"Đạo đức làm việc" không chỉ là giọt mồ hôi trên trán. Đó là về lợi ích cá nhân của riêng bạn. Bạn được tuyển dụng vì cho đi nhiều hơn là lấy đi. Nếu làm được điều này, bạn sẽ thăng tiến. Nếu không, công việc của bạn sẽ không kéo dài lâu.
Ở nơi làm việc, bạn càng có giá trị với người khác thì cuộc sống của bạn sẽ càng thú vị và tốt đẹp hơn. Bạn không thể có được những lợi thế này nếu không có kinh nghiệm thực tế. Nhưng đáng buồn thay, với những người trẻ tuổi, thế giới đang âm mưu tước đi trải nghiệm này của họ. Đạo đức làm việc là một cam kết cá nhân. Nó kêu gọi tất cả chúng ta cố gắng đạt được sự xuất sắc, sáng tạo để phục vụ người khác và trao quyền cho tất cả chúng ta cố gắng biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. Nó không chỉ tốt cho sự thịnh vượng. Nó cũng tốt cho chính tinh thần con người.
Chúng ta nên tập trung vào những thứ mà bản thân có thể kiểm soát và trở thành một nhân viên giỏi, biết làm việc hiệu quả là một trong số đó.
Hằng Trần (Theo Aboluowang)