1. Đầu tư vào tủ Nhiều loại đồ gia dụng như bát, đĩa, chảo, thớt và thậm chí cả các thiết bị nên được cất trong tủ bất cứ khi nào có thể. Bạn có thể tận dụng được từng bề mặt, góc cạnh và các cửa tủ có sẵn. Ví dụ, sau cánh cửa tủ, bạn treo giá đựng để tăng không gian lưu trữ đồ đạc. Kệ gắn tường là một giải pháp để bạn tăng không gian trữ đồ và vừa có tác dụng trang trí cho căn bếp. Bạn nên tận dụng các vị trí góc để đựng nồi, xoong; sử dụng khay đựng linh hoạt để tối ưu được không gian. Tủ với khay hai tầng giúp bạn tận dụng được cả không gian trống phía trên. 2. Chia tách ngăn kéo với các vách ngăn Điều này giúp ngăn kéo gọn gàng, ngăn nắp, giúp bạn dễ tìm đồ nhỏ như: dao, kéo, thìa, dao nạo rau củ... Cách bố trí vách ngăn cho ngăn kéo đựng nồi, đồ khô. Vách ngăn cho ngăn kéo đựng các món ăn vặt. 3. Đồ dùng thường xuyên được trữ phía bên ngoài Bằng cách lưu trữ các công cụ nhà bếp, gia vị bạn hay sử dụng nhất ngay trong tầm với, chẳng hạn như: muối, dầu, hạt tiêu... bạn có thể tiết kiệm thời gian, công sức khi không phải đóng, mở cửa tủ, mở ngăn kéo với tay bẩn để lấy chúng. Quan trọng nhất, bạn không phải lo thức ăn bị cháy khét. Kệ bếp đựng các gia vị, dụng cụ cần thiết ngay phía ngoài giúp bạn có các thao tác nhanh, gọn trong căn bếp. Hệ thống tủ từ tính giúp bạn tối ưu, di chuyển linh hoạt vị trí của các vật dụng treo trong bếp. 4. Các món đồ được treo lên sẽ tốt hơn là dựa vào góc tường Các không gian đều cần được dọn dẹp thường xuyên để tránh bám bụi, do đó, bạn nên để ít vật dụng dựa tường, sàn nhà. Bạn có thể treo đồ ở phía sau cửa ra vào, giúp giải phóng không gian. 5. Sử dụng các loại xe đẩy Khi không gian bếp chật hẹp, các xe đẩy là giải pháp hữu ích. Khi không cần sử dụng, bạn có thể đẩy chúng vào một góc gọn gàng. Xe di động giúp bạn có thêm không gian lưu trữ đồ trong quá trình làm bếp. Hằng Trần (Theo Archdaily)