Sờ tay lên da, nặn mụn
Chạm tay lên da mặt thường xuyên, cậy, nặn mụn... vô tình đưa thêm nhiều vi khuẩn, bụi bẩn vào da, khiến tình trạng mụn thêm nặng.
Thức khuya
Thức khuya, mất ngủ khiến da không có đủ điều kiện cần thiết để tự tái tạo, chữa lành những tổn thương bên trong, làm bệnh ngoài da thêm phức tạp. Giấc ngủ còn ảnh hưởng đến việc sản xuất nội tiết nên khi thiếu ngủ có thể gây mất cân bằng hormone, khiến da dễ nổi mụn, xỉn màu. Thiếu ngủ kéo dài còn làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của da, dẫn tới tích tụ độc tố, nhanh xuất hiện nếp nhăn, tăng tốc độ lão hóa.
Lạm dụng mặt nạ
Sử dụng các loại mặt nạ (giấy, đất sét, bùn...) với tần suất dày đặc cũng khiến da bị quá tải, không dung nạp được dưỡng chất, tăng nguy cơ kích ứng. Tần suất lý tưởng để đắp mặt nạ là 2-3 lần/tuần, mỗi lần không nên đắp quá 20 phút.
Uống nhiều sữa động vật
Sữa và các chế phẩm từ sữa động vật (bơ, phomai...) kích hoạt sản xuất hormone androgen, testosterone nên tuyến dầu có xu hướng hoạt động mạnh hơn, tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông, từ đó gây ra mụn trứng cá, mụn viêm... Nếu đang gặp vấn đề về mụn hoặc da dễ nổi mụn bạn nên hạn chế sữa động vật, có thể thay bằng sữa hạt.
Thường xuyên ăn đồ chiên rán
Thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ cũng góp phần khiến tình trạng mụn thêm phức tạp và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, vóc dáng.
Duk Sun (Theo ETToday)