Uống nhiều nước ngay trước khi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ bởi kéo theo nhu cầu tiểu tiện. Khi thức giấc để giải quyết nhu cầu vệ sinh, bạn cũng có thể sẽ mất thời gian để ngủ lại. Bên cạnh đó, thận có xu hướng làm việc chậm hơn vào ban đêm nên uống nước sát giờ đi ngủ có thể làm bạn gặp phải tình trạng tích nước ở mặt, chân tay.
Theo các nhà khoa học, uống quá nhiều nước giữa buổi tập có thể kéo theo nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Khi tập luyện cường độ cao, nhiệt độ cơ thể tăng lên khiến bạn thấy nóng, khát nước nhưng uống nhiều nước để hạ nhiệt có thể gây ra suy giảm chất điện giải, dẫn đến đau đầu, buồn nôn, chóng mặt... Bởi vậy, chỉ nên uống một lượng nhỏ nếu thấy khát giữa buổi tập và bù nước vào cuối buổi.
Nước tiểu không có màu có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang uống quá nhiều nước. Điều này có thể làm giảm mức natri dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe, bao gồm nguy cơ đau tim.
Uống nước sau khi ăn cay không làm giác cảm giác nóng, rát trong khoang miệng, thậm chí còn làm chất gây cay capsaicin lan rộng. Chất này chỉ được hòa tan khi gặp sữa, điều này lý giải cho việc uống sữa có thể làm giảm cảm giác cay nóng.
Vừa ăn vừa uống nước là thói quen không tốt cho hệ tiêu hóa mà rất nhiều người mắc phải. Uống nước trong bữa ăn làm giảm tiết nước bọt, giảm enzyme cần thiết cho việc tiêu hóa. Uống nước lạnh, đồ uống có cồn càng làm quá trình tiêu hóa gặp khó khăn.
Lượng nước cần nạp vào cơ thể ở người trưởng thành là khoảng 1,5 - 3 lít nước/ngày theo dạng nước uống và từ thực phẩm. Liều lượng này cũng có thể dao động dựa trên cân nặng, tính chất công việc, cường độ vận động, thời tiết... Uống đủ nước giúp duy trì độ ẩm cần thiết để bảo vệ sức khỏe, làn da. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước trong ngày hoặc trong một khoảng thời gian ngắn có thể làm phản tác dụng, ảnh hưởng chức năng thận, mất cân bằng natri trong máu, giảm mức kali, giảm nồng độ chất điện giải.
Duk Sun