Đường fructose
Nước ngọt hay hầu hết các món đồ ngọt đóng gói đều chứa đường tinh chế và/hoặc đường fructose. Phần lớn các loại mứt đều có tỷ lệ chất làm ngọt chứa đến 60% tổng khối lượng. WHO cũng khuyến cáo không nên ăn quá 50g đường mỗi ngày.
Đường tinh luyện
Loại đường này được xử lý hóa học để tẩy trắng, nâng cao thẩm mỹ nên gần như không còn giá trị dinh dưỡng như chất ngọt tư nhiên. Tiêu thụ nhiều loại đường này gây ảnh hưởng đến răng, đường ruột, đường huyết, cân nặng... Bên cạnh đó, đường cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ lão hóa của cơ thể.
Đồ ăn nhanh
Hamburger, hotdog... là những món ăn khoái khẩu của nhiều người nhờ ưu điểm tiện lợi. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra béo phì bởi trong mỗi suất ăn đều không có đủ lượng chất xơ, nhiều tinh bột, chủ yếu chế biến bằng cách chiên, rán nhiều dầu mỡ.
Chất béo bão hòa
Loại chất béo này có nhiều trong thịt, mỡ động vật cùng một số loại thực vật, là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng cân.
Carb tinh chế
Gạo trắng, mì sợi, bánh mì trắng là nguồn tinh bột tinh chế phổ biến nhất. Nhóm tinh bột này cũng bị hao hụt nhiều giá trị dinh dưỡng trong quá trình xay xát. Để bảo vệ sức khỏe, vóc dáng bạn nên ưu tiên các nhóm ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch... vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng chất xơ lớn.
Duk Sun (Theo Brightside)