1. Stress
Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra cortisol để xoa dịu. Nhưng khi căng thẳng kéo dài, nồng độ cortisol có thể tăng quá cao, phá vỡ sự cân bằng hormone tự nhiên của cơ thể bạn. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như tăng cân. Mức cortisol cao cũng kích thích cảm giác thèm ăn. Đó cũng là lý do nhiều người thường thấy thèm ăn, xem việc ăn uống như cách để giải tỏa căng thẳng. Đặc biệt, calo dư thừa trong thời điểm cortisol tăng cao lại có xu hướng tập trung nhiều vào vùng bụng, gây tích mỡ.
2. Uống thuốc
Một số loại thuốc, chẳng hạn như steroid, có thể ảnh hưởng đến mức độ hormone của cơ thể, có khả năng dẫn đến tăng cân, khiến cơ thể tích nước, tích mỡ nhiều hơn.
3. Tránh thai
Các phương pháp kế hoạch hóa gia đình như thuốc tránh thai, miếng dán, vòng tránh thai,... đều can thiệp đến nội tiết tố cơ thể, có thể phá vỡ sự cân bằng hormone tự nhiên, kéo theo tác dụng phụ là tăng cân.
4. Tập luyện cường độ cao
Tập thể dục cường độ cao cũng có thể làm rối loạn nội tiết tố do lúc này cơ thể có xu hướng sản sinh nhiều cortisol hơn, khiến bạn thấy thèm ăn và dễ tích trữ nhiều chất béo hơn. Tốt nhất, hãy lắng nghe cơ thể để tìm được phương pháp tập luyện phù hợp, tránh ép buộc cơ thể vào chế độ tập luyện quá khắc nghiệt.
5. Chất lượng giấc ngủ kém
Khi không ngủ đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ kém, có thể gây rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Hai loại hormone chính có liên quan là ghrelin, cho biết khi nào nên ăn cùng hormone leptin, báo hiệu khi đã no. Khi thiếu ngủ, nồng độ ghrelin tăng lên còn nồng độ leptin giảm xuống, khiến bạn thấy đói nhiều hơn và kém no sau khi ăn. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến ăn quá nhiều và tăng cân theo thời gian. Vì vậy, ngủ đủ giấc đóng vai trò quan trọng để kiểm soát các hormone cũng như kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Duk Sun (Theo Eat This)