1. Lúc nào cũng nói về chuyện ly hôn
Khi là vợ chồng, các bạn có nghĩa vụ duy trì hôn nhân. Tuy nhiên, nếu như sau mỗi cuộc tranh cãi, bạn luôn nhắc đến chuyện ly hôn, bạn sẽ gieo vào lòng nửa kia một hạt giống. Nó sẽ từ từ lớn lên cho đến khi thành sự thật.
Đương nhiên nửa kia biết bạn chỉ dọa ly hôn, nhưng sẽ tới lúc anh ấy không muốn bị bạn dọa nữa. Anh ấy quyết định chu toàn cho bạn. Nhìn chung, nếu bạn coi hôn nhân là chuyện vặt, tùy ý đề cập đến việc ly hôn, trong lòng anh ấy sẽ dần xa lánh bạn và bỏ cuộc.
2. Cãi nhau xong sẽ bỏ nhà đi, cố tình không nghe điện thoại
Thay vì giải quyết vấn đề, việc bỏ nhà đi lại tạo ra vấn đề mới. Bỏ nhà ra đi thường là lúc cảm xúc của cả hai bên lên đến đỉnh điểm, một bên chọn cách đóng sầm cửa bỏ mặc bên kia tại nơi xảy ra trận cãi cọ.
Từ góc độ tình cảm mà nói, kiểu hành vi này thực chất là gây tổn thương sâu hơn. Bạn cho rằng mình đang rời khỏi nơi này và để đôi bên nguôi ngoai. Nhưng thực ra người ấy sẽ suy nghĩ rất nhiều khi bạn rời đi, còn nghĩ đến vô vàn điều tồi tệ.
Từ góc độ an toàn, bạn sẽ đi đâu nếu bỏ nhà đi? Nếu bạn là một cô gái lấy chồng xa, bạn sẽ ở nhà bạn bè, khách sạn hay ngủ ngoài đường? Cho dù bạn chọn cái nào, nó đều không an toàn. Khi nửa kia thấy bạn đi rồi lâu không quay lại, người nào còn quan tâm đến bạn sẽ gọi cho bạn. Nhưng nếu lúc này bạn cố tình không bắt máy, sự việc có thể càng trở nên khó cứu vãn.
3. Không kiềm chế được cảm xúc mỗi lần cãi vã, luôn lật lại chuyện cũ để nói
Khi các cặp cãi nhau, nhiều người sẽ giải quyết các vấn đề cũ, và hầu hết người khơi mào chuyện cũ là phụ nữ. Suy nghĩ của đàn ông và phụ nữ khác nhau. Đàn ông cho rằng quá khứ dù có ra sao cũng không muốn nhắc đến nhưng phụ nữ lại khác, họ cho rằng mọi việc đều có mối liên hệ với nhau.
Mỗi lần cãi nhau, phụ nữ lại khơi chuyện đã qua, đàn ông lúc này không chịu lắng nghe kỹ lại càng tức giận. Do đó, mỗi khi có bất đồng xảy ra, các bạn nên giải quyết dứt điểm, không nên khơi lại vấn đề cũ đã giải quyết xong. Khi bạn giảm bớt những hành vi khiến nửa kia khó chịu và kiềm chế cảm xúc hết mức có thể, tình hình sẽ tốt hơn rất nhiều.
4. Nói với cha mẹ những mâu thuẫn vợ chồng để họ lo
Mâu thuẫn giữa vợ chồng có lớn đến đâu, cả hai cũng có thể giải quyết kín kẽ. Tuy nhiên, có người nhất quyết muốn cho cả nhà biết chuyện, đặc biệt là muốn bố mẹ ra mặt. Cách làm như vậy là không nên, trước hết bố mẹ sẽ biết tình cảm vợ chồng bạn không hòa thuận, sẽ lo lắng. Thứ hai, cách tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn giữa vợ và chồng là hai người cùng cố gắng giải quyết, nếu gia đình lục đục chỉ hại hòa khí mà không có lợi.
5. Mỗi lần cãi vã, bạn đăng tin lên mạng cho nhiều người biết
Một số người thích đăng tin, thậm chí phát trực tiếp chuyện "cơm không lành, canh không ngọt" trong nhà mình. Nhưng điều này là sai lầm. Nhiều người khi thấy chuyện tranh cãi của nhà bạn sẽ đánh giá, thông cảm nhưng cũng có thể là cười cợt và khiến bạn đời xa bạn hơn. Hoặc, chồng bạn bị bạn bè chỉ trỏ, mắng mỏ về những gì mà bạn tố về anh ta. Do đó, mâu thuẫn từng bước đạt đến đỉnh điểm.
Để tránh các sai lầm trên, trước hết, đừng coi cãi vã là điều xấu, những xích mích nhỏ xảy ra giúp hai bạn điều chỉnh cuộc sống vợ chồng. Thứ hai, bạn cần bớt hung hăng hơn, đến lúc phải nhượng bộ cũng không nên chú ý tiểu tiết. Vợ chồng tuy hai mà một, hãy để những điều không vui qua đi sau những cuộc cãi vã. Khi các bạn gặp bất đồng, hãy trò chuyện và giải quyết nó. Nhờ đó, tình cảm vợ chồng mới có thể hòa thuận, hạnh phúc hơn.
Hằng Trần (Theo Aboluowang)