Trong đó Facebook, Twitter, Google+, YouTube, Pinterest... và rất nhiều trang cá nhân khác là phần không thể thiếu của cuộc sống trực tuyến. Đó là nơi để bạn chia sẻ những tâm sự, những quan niệm sống, những trải nghiệm... hay "update" thông tin của bạn bè, người thân và cả thần tượng... Tuy nhiên, theo S.S.Online, bạn nên chú ý và cẩn trọng về những thông tin cá nhân mà bạn gửi đi hoặc chia sẻ.
1. Cài đặt bảo mật riêng tư
- Hãy tự thiết lập bảo mật riêng tư của bạn theo cách bạn thấy an toàn nhất nhằm hạn chế tối đa các thông tin chia sẻ. (Ví dụ bạn có thể chia sẻ ngày, tháng sinh của bạn còn năm sinh thì không, hoặc hình ảnh mang tính chất riêng tư bạn hãy chia sẻ cho một người hoặc một nhóm người riêng biệt...)
Bạn cũng nên đưa ra lợi ích cụ thể cho bản thân khi thiết lập các thông tin riêng tư. Ví dụ như để quản lý con cái tốt hơn, theo dõi đối tác hay nắm bắt tính cách của nhân viên... Bạn có thể kiểm soát được mọi thứ gửi đi, đồng thời cũng thu nhận về những kinh nghiệm về cách sử dụng mạng xã hội một cách hữu ích.
2. Kiểm soát, bảo vệ các thông tin cá nhân
- Hãy tự bảo vệ danh tiếng của bạn trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter. Những gì bạn đã gửi trên các trang trực tuyến sẽ luôn được công bố rộng rãi. Bạn nên suy nghĩ hai lần trước khi đăng tải hình ảnh và các chia sẻ nếu không muốn cha mẹ, sếp hoặc người lạ xem được.
Theo nghiên cứu gần đây của Microsoft có khoảng 70% các nhà tuyển dụng công việc từ chối ứng viên bởi những thông tin mà họ tìm thấy trên các trang web trực tuyến.
Nghiên cứu này cũng cho thấy các nhà tuyển dụng trực tuyến cũng đặc biệt ấn tượng với các cá nhân có "thương hiệu" tốt. Vì thế hãy thực sự khéo léo, chu đáo và làm chủ tốt trang web cá nhân của bạn.
Bên cạnh đó, hãy thận trọng với những thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội. Càng nhiều thông tin bạn đăng, càng giúp cho những hacker phá hủy hoặc ăn cắp thông tin cá nhân nhằm mạo danh hay giả dạng bạn cho một mục đích xấu.
2. Quản lý danh sách bạn bè
- Mạng xã hội có thể được sử dụng cho nhiều mục đích. Một số người tạo ra các công việc tình nguyện, các buổi quyên góp tiền hay các buổi giao lưu, kết nối từ tất cả các bạn bè trên trang cá nhân của mình. Điều đó không có nghĩa là tất cả bạn bè đều là như nhau. Bạn có thể thiết lập các nhóm bạn khác nhau như: Bạn học, Gia đình, Đồng nghiệp, Bạn xã hội.... để quản lý thông tin mà bạn chia sẻ trong các nhóm khác nhau tốt nhất.
Nếu bạn đang cố gắng để tạo ra một cộng đồng hay một trang toàn các "fan" nhằm khuyến khích sự tham gia rộng rãi của nhiều người, hãy hạn chế sử dụng thông tin cá nhân. Bạn chỉ nên chia sẻ những thông tin liên quan tới bản thân cho những người bạn thực sự (những người mà bạn tin tưởng) nhằm bảo mật một cách an toàn đồng thời vẫn giúp họ biết được cuộc sống hàng ngày của bạn.
Nếu ai đó đang quấy rối hoặc đe dọa bạn, hãy loại bỏ người hoặc nhóm người này ra khỏi danh sách bạn bè hoặc báo cho người quản lý trang web đó.
3. Chế độ bảo mật cho máy và cho tài khoản cá nhân
- Luôn luôn có chế độ bảo mật cho máy
Luôn cập nhập phần mềm bảo mật, các trình duyệt web và hệ điều hành mới nhất là một trong những cách phòng vệ tốt cho máy. Bởi nó giúp chống lại virus, các phần mềm độc hại và các mối đe dọa trực tuyến khác như mất nick, mất mật khẩu, lợi dụng thông tin và ảnh cá nhân cho các mục đích xấu...
- Mật khẩu
+) Tạo mật khẩu dài và mạnh cho máy cũng như các tài khoản riêng biệt. Bạn có thể kết hợp chữ hoa, chữ thường với các con số, hoặc sử dụng ký hiệu gạch ngang để tạo ra một mật khẩu an toàn cao.
+) Mật khẩu của bạn không nên chứa những yếu tố liên quan tới cá nhân. Không nên chọn những từ hay những đoạn dựa trên thông tin như họ tên, số chứng minh, số điện thoại, tên con... hay những thứ tương tự mà người khác có thể dò ra mật khẩu bằng các tìm hiểu các thông tin về cá nhân bạn.
+) Tốt nhất là cứ sau ba tháng bạn nên thay đổi mật khẩu một lần. Nhiều người thường sử dụng cố định một mật khẩu nào đó và không bao giờ thay đổi nó. Đây là một điều nên tránh.
Bạn giữ nguyên một mật khẩu càng lâu, người khác càng có cơ hội dò ra nó. Thêm nữa, nếu ai đó có thể sử dụng mật khẩu đánh cắp của bạn để lấy trộm thông tin mà bạn không hay biết, họ sẽ tiếp tục thực hiện như vậy cho đến khi bạn thay đổi mật khẩu.
- Tài khoản duy nhất, mật khẩu duy nhất
Nhiều người có thói quen sử dụng một mật khẩu cho tất cả các tài khoản nhằm tránh những sự sai sót hoặc bỏ quên, nhưng đó lại là một điều hoàn toàn sai lầm. Khi ai đó biết được mật khẩu và có thể truy cập nhiều thông tin mật của bạn. Điều này rất đúng vì có nhiều dịch vụ rất dễ dàng bị phá mật khẩu.
Lấy ví dụ, nếu bạn sử dụng chung mật khẩu cho tài khoản đăng nhập Windows và tài khoản thư điện tử Gmail. Ai đó có thể truy cập máy tính của bạn để dò ra mật khẩu đăng nhập đầu tiên và sử dụng nó để truy cập vào tài khoản kia. Cùng lý do tương tự, điều nên tránh là quay vòng sử dụng mật khẩu giữa các tài khoản khác nhau.
4. Ngưng sử dụng khi có các dấu hiệu nghi ngờ
Một email, các bài viết, trang quảng cáo hay một trò chơi thử nghiệm... đều là công cụ tốt nhất cho tội phạm mạng xã hội truy cập vào máy tính hoặc điện thoại của bạn. Nếu bạn có nghi ngờ hoặc không biết rõ nguồn gốc của nó, cách tốt nhất là hãy xóa hoặc đánh dấu chúng vào mục thư rác của mình.
5. Hãy trung thực nếu bạn không thoải mái
Nếu bạn bè viết một thông tin gì đó có liên quan tới bạn, làm bạn khó chịu và cảm thấy không thoải mái, hãy nói cho họ biết. Tương tự như vậy, hãy cởi mở nếu một ai đó bày tỏ một sự việc hay sự kiện bạn đăng làm họ khó chịu. Mỗi người có một thế giới và cuộc sống riêng khác nhau vì vậy hãy tôn trọng sự khác biệt đó.
Sydney