1. Lười uống nước
Nước có thể làm tăng cảm giác no và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Uống nước cũng giúp đốt cháy thêm calo, hạn chế thèm ăn. Thông thường, phụ nữ cần uống khoảng 2,7 lít nước mỗi ngày, trong khi đó đàn ông cần uống 3,7 lít. Có thể tính lượng nước cơ thể cần dựa trên cân nặng. Lượng nước cũng sẽ dao động tùy theo mức độ tập luyện và tình trạng sức khỏe mỗi người.
- Công thức tính theo cân nặng: Cân nặng (kg) x 0,033 = Lượng nước bạn cần (lít). Ví dụ, bạn nặng 50 kg, lượng nước bạn cần là 50 x 0,033 = 1,65 lít/ngày.
- Công thức tính theo hoạt động thể chất: Thời gian tập luyện (phút): 30 x 355 (ml) = lượng nước cần bổ sung (ml). Ví dụ, bạn tập luyện trong 60 phút, lượng nước cần thêm là 60: 30 x 355 = 710 ml.
2. Ăn nhanh
Ăn nhanh khiến bạn tiêu thụ nhiều thức ăn hơn so với nhu cầu thực sự của cơ thể. Ăn quá nhanh hoặc vừa ăn vừa làm việc, xem TV... khiến não bộ không kịp xử lý và phát tín hiệu no, dễ làm bạn ăn nhiều, ăn không kiểm soát.
3. Bật đèn khi ngủ
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thói quen bật đèn khi ngủ làm tăng nhịp tim và làm chậm khả năng chuyển hóa glucose của cơ thể vào ngày hôm sau, từ đó dẫn đến tăng cân, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và một loạt vấn đề khác. Ánh sáng cản trở quá trình sản sinh hormone trong cơ thể và làm chậm quá trình trao đổi chất, nên khi ngủ vẫn bật đèn hoặc chơi điện thoại di động, xem TV trước lúc ngủ có liên quan mật thiết đến béo phì. Hiệp hội Y khoa Mỹ đã phát hiện ra rằng những phụ nữ bật đèn ngủ, chơi điện thoại di động hoặc xem TV trước khi đi ngủ có nguy cơ tăng 5 kg trong thời gian ngủ cao hơn 17% so với nhóm còn lại.
4. Ngồi hoặc nằm ngay sau bữa ăn
Thói quen nằm hoặc ngả lưng trên ghế sofa sau khi ăn có thể cản trở quá trình tiêu hóa, chuyển hóa, khiến chất béo dễ tích tụ ở bụng hơn.
Duk Sun (Theo ETToday)