1. Trao đổi chất bị trì trệ
Khi bạn ăn ít hơn mức cần thiết mỗi ngày, cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế sinh tồn. Theo đó, cơ thể tự động giảm lượng calo đốt cháy để tiết kiệm năng lượng. Việc này khiến tốc độ trao đổi chất chậm lại và cơ thể có xu hướng tích mỡ nhiều hơn. Ăn quá ít trong một khoảng thời gian dài sẽ làm giảm khối lượng cơ bắp, ảnh hưởng đến nội tiết tố, làm chậm quá trình trao đổi chất, có thể gây chững cân.
2. Thiếu dinh dưỡng
Tương tự như khi ăn quá ít, chế độ ăn uống không cân bằng dễ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, lâu ngày có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Tốt nhất, hãy tiêu thụ đầy đủ các nhóm dinh dưỡng: tinh bột, đạm, chất xơ... theo tỷ lệ phù hợp với tình trạng cơ thể.
3. Ăn quá nhiều thực phẩm lành mạnh
Ngay cả khi chỉ tiêu thụ các món lành mạnh như yến mạch, gạo lứt... bạn cũng vẫn cần kiểm soát liều lượng nạp vào cơ thể, tuân thủ nguyên tắc cơ bản là calo nạp ít hơn calo đốt cháy. Khi lượng calo nạp vào từ thực phẩm lành mạnh quá cao cũng dẫn đến dư thừa, tích tụ thành mỡ, gây tăng cân.
4. Căng thẳng
Ăn uống không đủ liều lượng, không đáp ứng đủ dinh dưỡng có thể khiến cơ thể trở nên căng thẳng, luôn thấy uể oải, mệt mỏi. Căng thẳng kéo dài có thể gây mất cân bằng nội tiết tố. Lúc này các hormone no - đói hoạt động kém hiệu quả, khiến bạn có xu hướng thèm ăn, dễ sa đà vào các món kém lành mạnh hơn. Căng thẳng cũng liên quan mật thiết đến chất lượng giấc ngủ. Khi giấc ngủ không được đảm bảo, bạn khó kiểm soát cân nặng hơn.
Duk Sun