1. Uống nước lạnh và ăn đồ lạnh
Vào mùa hè, thời tiết oi bức dễ gây khó thở, nóng nực, vì thế mọi người thường có thói quen bật điều hòa và uống nước lạnh, hay uống nước đá.
Đây được xem là thói quen phổ biến nhất để đối phó với sự nóng bức, khó chịu. Tuy nhiên, việc này làm co các mạch máu nhỏ, gây co thắt ruột. Về lâu dài, những người thường xuyên uống nước lạnh, ăn đồ lạnh vào mùa hè sẽ bị tổn thương dạ dày, không những sinh ra sự bất hòa giữa tỳ vị và dạ dày mà còn sẽ gây viêm dạ dày.
2. Không ăn trước khi uống
Nhiều người có sở thích uống bia lạnh vào mùa hè, nhất là trước khi ăn cơm. Với họ, uống một lon hoặc ly bia lạnh khiến bản thân trở nên sảng khoái, nhưng hành vi này cũng rất có hại cho dạ dày.
Để tránh gây tổn thương dạ dày nhưng vẫn muốn uống nước giải khát và bia lạnh vào bữa ăn, nên cố gắng chờ nước bớt lạnh rồi mới uống. Ngoài ra, nên ăn rồi mới uống đồ lạnh để hạn chế, giảm thiểu sự kích thích dạ dày.
3. Ăn quá nhanh
Thói quen ăn nhanh khiến thức ăn chưa được nhai kỹ khi đi vào dạ dày sẽ tăng áp lực cho quá trình tiêu hóa, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày.
4. Ăn uống thất thường
Không muốn nghĩ đến ăn uống là biểu hiện của nhiều người trong mùa hè, đặc biệt là trước những món ăn nhiều dầu mỡ. Ngoài ra khi trời nóng, cơ thể thường phải điều chỉnh thân nhiệt bằng cách tiết mồ hôi, gây tình trạng mất nước, mệt mỏi. Vì thế, nhiều người thấy chán ăn hoặc có thói quen ăn uống thất thường, bữa đói bữa no.
Các nghiên cứu cho thấy, dạ dày có xu hướng tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn theo một chu kỳ cố định. Chính vì vậy, khi ăn đúng giờ sẽ giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Ngược lại, nếu ăn uống thất thường, dạ dày vẫn duy trì thói quen đó thì sẽ xảy ra tình trạng mất cân bằng giữa sự tiết dịch vị, dẫn đến bệnh đau dạ dày.
6 thói quen bảo vệ dạ dày
1. Nhai kỹ và nuốt chậm
Muốn giảm bớt tổn thương cho dạ dày trong mùa hè, bạn càng phải chú ý ăn chậm. Chỉ khi thức ăn đi vào dạ dày sau một thời gian nhai nhất định, nó mới không tạo thêm quá nhiều gánh nặng và áp lực cho dạ dày.
2. Chú ý nhiệt độ của thức ăn, tránh ăn đồ quá lạnh
Vào mùa hè, nên để ý kiểm soát nhiệt độ thức ăn khi vào miệng. Thức ăn quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và công năng của dạ dày, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.
3. Đi lại nhiều hơn sau bữa ăn
Vào mùa hè, muốn đường ruột hoạt động bình thường mà không gây quá nhiều gánh nặng và áp lực cho dạ dày, nên hình thành thói quen đi dạo sau bữa tối. Ngồi hoặc nằm trên ghế sofa ngay sau khi ăn không chỉ khiến cơ thể béo phì mà còn gây áp lực, gánh nặng lớn lên dạ dày và đường ruột.
4. Bữa sáng nên nhẹ nhàng và đủ chất
Vào mùa hè, nhiệt độ buổi sáng tương đối thấp, vì thế nên coi bữa sáng là bữa ăn chính trong ngày. Bữa sáng với tỷ lệ hợp lý có thể giúp cơ thể tràn đầy năng lượng suốt cả ngày. Đối với bữa sáng mùa hè, tốt nhất nên giữ nguyên tắc thanh đạm, tăng cường bổ sung protein chất lượng cao. Lòng trắng trứng là một lựa chọn hợp lý.
5. Chú ý vệ sinh thực phẩm
Mùa hè là mùa có tỷ lệ cao mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày ruột, nôn trớ, tiêu chảy do các vấn đề về thực phẩm. Những tình trạng này không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc bình thường. Do đó, bạn nên cố gắng giảm tần suất ăn thức ăn thừa, kiểm soát chất lượng thực phẩm và giữ cho dạ dày ở trạng thái khỏe mạnh.
6. Giảm rượu bia
Nếu muốn có một cơ thể khỏe mạnh trong mùa hè, bạn cũng nên giảm thói quen uống bia rượu trong cuộc sống hàng ngày. Sự kết hợp giữa hải sản và bia lạnh sẽ không chỉ gây ra bệnh gout mà còn khiến áp lực trong dạ dày tăng cao.
Hướng Dương (Theo Sohu)