![]() |
Bốn tiêu chí để chấm điểm công ty là: Esteem (sự quý trọng), feeling (cảm xúc), trust (lòng tin), Admire (khâm phục). |
Các chuyên gia đã tiến hành phỏng vấn trên mạng với hơn 30.000 người từ 25 quốc gia có các công ty lớn nhất thế giới (có khoảng 600 công ty lớn này tính theo doanh thu năm 2005-2006). Người tiêu dùng được đề nghị cho điểm chúng theo thang từ 0 đến 100 trên bốn tiêu chuẩn: lòng tin, sự quý trọng, sự khâm phục và tình cảm tốt với công ty ấy. 200 công ty được chọn vào danh sách có điểm bình quân là trên 64.
Theo đó, các công ty châu Âu có khuynh hướng quan tâm tốt tới danh tiếng của mình hơn cả: gần một nửa các công ty trong bảng xếp hạng (97) là thuộc về châu Âu, tiếp đó là Bắc Mỹ (42), châu Á (34) rồi Nam Mỹ (17).
Theo các tác giả nghiên cứu, sự phân bổ địa lý này là do các nhân tố khách quan, các doanh nghiệp châu Âu rất quan tâm đến hình ảnh của mình, đồng thời cũng có nhân tố chủ quan, do người châu Âu thường ca ngợi các công ty đất nước mình.
Nhìn chung các công ty được chia thành ba nhóm: 15 công ty tốt nhất được tới 80 điểm và xếp vào nhóm "vượt trội" là LEGO, Lufthansa, IKEA, Michelin, Toyota, công ty bánh kẹo Italy Ferrero S.p.A và Samsung Electronics.
Trong nhóm này, các công ty Mỹ Kraft Foods đứng tới hàng thứ 10, trong khi Johnson & Johnson - 13. Cuối top 15 này là công ty kỹ thuật điện tử và gia dụng Hà Lan Philips và công ty bán lẻ lớn nhất Thụy Sĩ Migros Cooperatives.
Nhóm thứ hai có 125 công ty được chấm trên 70 điểm. Trong số này có các công ty châu Âu như nhà sản xuất ô tô BMW, các công ty Mỹ PepsiCo, Procter & Gamble, General Electric và Microsoft, người Nhật có Canon и Sharp còn người Pháp dĩ nhiên là Airbus.
Nhóm thứ ba gồm 61 công ty đạt 64 điểm. Đó là những công ty đuợc niềm tin của người tiêu dùng như các công ty Mỹ PricewaterhouseCoopers, US Postal Service и Lockheed Martin, của Anh có Unilever и GlaxoSmithKline, tập đoàn truyền thông của Italy Mediaset và ngân hàng quốc gia Ấn Độ.
(Theo Tuổi Trẻ)