Các quán Starbucks siêu độc trên thế giới Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội 10 loại cà phê đắt nhất hành tinh Quản lý của chuỗi cửa hàng cho biết, kể từ khi khách hàng bước vào quán, Starbucks cam kết sẽ phục vụ đồ chỉ trong vòng 3 phút và có thể mất từ 3 đến 5 phút trong trường hợp cửa hàng vào giờ cao điểm. Chỉ với 2 lễ tân và 1 đội ngũ nhân viên hoàn chỉnh, Starbucks có thể phục vụ 220 khách hàng/giờ. Đó là lưu lượng khách tại cửa hàng Starbucks bận rộn nhất ở Brooklyn, gần bằng một bến tàu điện ngầm. Mọi nhân viên của Starbucks đều biết phân biệt giữa cappuccino và latte. Cappuccino là một chút cà phê espresso cộng với một nửa sữa hấp và một nửa bọt kem. Còn latte là một chút cà phê espresso cộng với sữa hấp và chỉ một lớp mỏng bọt kem. Khi làm một cốc cappuccino, nhân viên pha cà phê sẽ hấp sữa khoảng 6 đến 8 giây. Sữa trong latte thì được hấp từ 3 đến 5 giây. Các nhân viên cũng điều chỉnh nhiệt độ khi hấp sữa, đồ uống được phục vụ có nhiệt độ trung bình là 73 độ và không bao giờ vượt quá mức có thể gây bỏng 82 độ. Cà phê ở Starbucks không bao giờ để quá 30 phút. Nhân viên pha chế làm 4 mẻ cà phê một lúc, cứ mỗi 15 phút thì lại thay một mẻ mới và không bao giờ để một cốc cà phê quá 30 phút. Họ làm việc này ngay cả trong giờ nghỉ, thà rằng đổ cà phê đi chứ không bao giờ phục vụ đồ nguội cho khách hàng. Starbucks khẳng định họ có thể phục vụ 87.000 loại đồ uống khác nhau và bất kỳ nhân viên pha chế nào của hãng cũng có thể làm được những thức uống này mà không chút do dự. Các nhân viên pha chế order đồ uống bằng phương pháp tốc ký sáng tạo của riêng mình, hay còn gọi là Mã ID đồ uống, được viết trên nhãn của mỗi cốc. Ví dụ, một cốc Frappuccino loãng với gấp đôi vụn chocolate được kí hiệu là DCCFL (Double Chocolate Chip Light Frappuccino). Nhân viên pha chế của Starbucks đều phải trải qua khóa huấn luyện kéo dài 30 giờ đào tạo từ kỹ năng phế Frapuchino đến nguồn gốc của các hạt cà phê. Cụ thể, các bài học bao gồm ấn tượng đầu tiên và dịch vụ khách hàng, trải nghiệm về Starbucks, pha chế và thưởng thức cà phê, gieo trồng và chế biến cà phê... Hầu hết các cửa hàng Starbuck được nâng cấp máy pha cà phê Mastrena của Thụy Sĩ, vốn được thiết kế để tạo ra những cốc “espresso đồng nhất, chất lượng cao nhất có một không hai”. Máy pha cà phê Mastrena giúp việc pha espresso dễ dàng hơn. Máy cũng có thiết kế thấp hơn, cho phép người pha chế dễ dàng tương tác với khách hàng. Nhiều cửa hàng của Starbucks có loại máy pha cà phê Clover công nghệ siêu cao, kết nối với đám mây để thông tin hiệu năng của máy và để theo dõi sở thích của khách hàng. Dịch vụ đám mây dùng để tổ chức dữ liệu Clover được gọi là CloverNet. Starbucks cũng đang nghiên cứu về các loại tủ lạnh thông minh giúp theo dõi hạn sử dụng của sữa và các thức uống khác đặt trong tủ, các loại nhiệt kế thông minh, các loại khóa cửa thông minh và các thiết bị khác trong cửa hàng nơi mà dữ liệu về tình trạng hiện tại có thể tải lên. Starbucks chi tiền cho bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho nhân viên nhiều hơn đầu tư vào cà phê. Nhân viên pha chế làm việc tối thiểu 20 tiếng/tuần sẽ được cấp bảo hiểm y tế. Dĩ nhiên đây là một khoản không nhỏ. Năm 2009, chi phí bảo hiểm y tế ngốn của công ty 250 triệu USD. Khách hàng có thể thanh toán đồ uống qua iphone hoặc blackberry. Starbucks cung cấp WiFi miễn phí Trần Quỳnh (theo Businessinsider)