
Ảnh minh họa: Pinterest
Tác giả của bài viết dưới đây là Michela Allocca, một nhà lập kế hoạch tài chính và podcaster thế hệ mới với 360.000 người theo dõi trên Instagram và 850.000 người theo dõi trên TikTok.
Như nhiều sinh viên mới tốt nghiệp, Michela bị giằng xé giữa làm việc toàn thời gian hay khởi nghiệp. Cô nhận ra mình không phải là người duy nhất lo lắng về cách quản lý tài chính và không chắc chắn về sự nghiệp. Vì vậy cô thành lập trang web "Giải phóng ngân sách" với hy vọng tìm hiểu về tài chính cá nhân với những chuyên gia trẻ có cùng chí hướng. Đến năm 25 tuổi, cô tiết kiệm được 100.000 USD (2,5 tỷ đồng).
Khi nói đến tiền bạc, cô ấy đã chia sẻ phương pháp số 0 và phân bổ 50/30/20, hướng dẫn bạn từng bước hoàn thành việc lập kế hoạch ngân sách chỉ trong 10 phút, giúp vươn tới sự thịnh vượng.
1. Phương pháp về 0: dành cho người lười ghi chép
Michela Allocca nói: "Ngân sách là một công cụ có thể được sử dụng để quản lý tiền bạc. Giống như khi lập kế hoạch tập thể dục để có vóc dáng đẹp trong mùa hè hoặc tạo kế hoạch khởi nghiệp, bạn có thể lập kế hoạch ngân sách và biến nó thành lộ trình, đưa bạn từ vị trí hiện tại đến nơi bạn muốn đến trong tương lai".
Hiểu một cách đơn giản, "Về 0" là phương pháp "Lập ngân sách từ con số 0", sao cho:
Thu nhập - Chi tiêu = 0.
Trong đó:
- Thu nhập là tất cả số tiền bạn kiếm được trong một tháng bao gồm: Lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng, lợi nhuận kinh doanh...
- Chi tiêu là tất cả số tiền mà bạn dự chi trong tháng, trừ khoản tiết kiệm định kỳ.
Nếu áp dụng phương pháp này đúng cách, số dư của bạn sẽ về 0 sau khi đã chia đủ tiền vào các mục như tiền tiết kiệm, chi phí sinh hoạt cơ bản (tiền thuê nhà, điện, nước, xăng xe), ăn uống (tiền chợ, ăn ngoài, cà phê) và các chi phí khác (mua quần áo, tập thể thao, xem phim, chăm sóc thú cưng...). Để áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo 3 bước dưới đây.
Bước 1: Liệt kê thu nhập cùng các khoản chi bắt buộc trong 1 tháng
Giả sử mỗi tháng, thu nhập của bạn là 15 triệu. Vậy thì khi "cầm 20 trong tay", bạn cần chia số tiền này ra thành các khoản cố định tùy theo nhu cầu cá nhân. Chẳng hạn gồm tiền thuê nhà, trả nợ, ăn uống, tiết kiệm.
Nhìn chung, hãy tính toán, phân chia thu nhập sao cho tổng số tiền chi tiêu (bao gồm cả tiền tiết kiệm và chi phí sinh hoạt, ăn uống) bằng tổng thu nhập, nghĩa là bạn đang áp dụng thành công phương pháp về 0.
Bước 2: Thanh toán ngay các khoản chi bắt buộc
Bước 3: Tìm mọi cách sống với khoản tiền còn lại, không chi vượt con số đã đề ra, sao cho Thu nhập - Chi tiêu = 0.
2. Phương pháp phân bổ 50/30/20

Ảnh minh họa: Pinterest
Phương pháp phân bổ 50/30/20 tiếp tục phân loại ba phần (chi phí cần thiết, mục tiêu tài chính và chi phí không cần thiết), cung cấp khuôn khổ cơ bản về cách phân bổ thu nhập vào ba loại này. Nhiều chuyên gia tài chính sẽ phân bổ 30% ngân sách được sử dụng cho các chi phí không cần thiết và 20% được sử dụng cho các mục tiêu tài chính.
Nhưng, Michela không thích cách tiếp cận này vì hai lý do chính:
- Nếu bạn nghiêm túc muốn đạt được mục tiêu tài chính, đó phải là ưu tiên hàng đầu. Nói cách khác, bạn cần phân bổ nhiều thu nhập hơn cho các mục tiêu tài chính;
- Phân bổ 20% hoặc 30% cho các chi phí không cần thiết sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống đến mức bạn phải hy sinh các mục tiêu tài chính của mình. Tuy nhiên, phân bổ 10% thu nhập cho tiết kiệm hoặc đầu tư có thể tạo ra sự khác biệt lên đến hàng trăm nghìn USD. Vì vậy, chúng ta cần chi tiêu tiền vào những thứ có giá trị và sử dụng tiền tiết kiệm một cách thận trọng.
Do đó, phương pháp của Michela là:
- 50% ngân sách cho chi phí cần thiết
- 30% ngân sách cho mục tiêu tài chính
- 20% ngân sách cho chi phí không cần thiết
>> Xem thêm 7 cách chi tiêu giúp cô gái tiết kiệm hơn 4.000 USD mỗi năm
Hằng Trần (Theo UDN)