Lấy bối cảnh New York tối tăm, ‘Taxi Driver’ (1976) xoay quanh cuộc sống của Travis Bickle (Robert De Niro), một cựu chiến binh Việt Nam kiêm tài xế taxi về đêm.
Giành Cành cọ vàng tại LHP Cannes lần thứ 29, đây được xem là một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp của đạo diễn Martin Scorsese và diễn viên Robert De Niro. Qua nhiều thập kỷ, phim luôn lọt vào danh sách những bộ phim hay nhất mọi thời đại. Song, khi vừa ra mắt tại Cannes, tác phẩm nhận nhiều phản ứng tiêu cực về những cảnh phim bạo lực trực diện.
Lấy bối cảnh New York tối tăm, ‘Taxi Driver’ (1976) xoay quanh cuộc sống của Travis Bickle (Robert De Niro), một cựu chiến binh Việt Nam kiêm tài xế taxi về đêm.
Giành Cành cọ vàng tại LHP Cannes lần thứ 29, đây được xem là một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp của đạo diễn Martin Scorsese và diễn viên Robert De Niro. Qua nhiều thập kỷ, phim luôn lọt vào danh sách những bộ phim hay nhất mọi thời đại. Song, khi vừa ra mắt tại Cannes, tác phẩm nhận nhiều phản ứng tiêu cực về những cảnh phim bạo lực trực diện.
Việc Jodie Foster vào vai gái điếm khi 12 tuổi cũng bị phản ứng. Ở buổi công chiếu, nhiều người đã tỏ thái độ phản đối, gào thét trước nhiều cảnh máu me, thậm chí còn đứng dậy đi về với gương mặt tái mét khi phim chưa kết thúc.
Chủ tịch ban giám khảo LHP Cannes năm đó Tennessee Williams cũng công khai chỉ trích mức độ bạo lực của ‘Taxi Driver’, dù ông và các giám khảo khác đánh giá cao khía cạnh nghệ thuật của tác phẩm. Tennessee cho rằng đây là một trải nghiệm điện ảnh tàn bạo với khán giả. Sau phản ứng của Tennessee, Martin Scorsese đã quay về Mỹ và không tham dự lễ vinh danh.
Việc Jodie Foster vào vai gái điếm khi 12 tuổi cũng bị phản ứng. Ở buổi công chiếu, nhiều người đã tỏ thái độ phản đối, gào thét trước nhiều cảnh máu me, thậm chí còn đứng dậy đi về với gương mặt tái mét khi phim chưa kết thúc.
Chủ tịch ban giám khảo LHP Cannes năm đó Tennessee Williams cũng công khai chỉ trích mức độ bạo lực của ‘Taxi Driver’, dù ông và các giám khảo khác đánh giá cao khía cạnh nghệ thuật của tác phẩm. Tennessee cho rằng đây là một trải nghiệm điện ảnh tàn bạo với khán giả. Sau phản ứng của Tennessee, Martin Scorsese đã quay về Mỹ và không tham dự lễ vinh danh.
Kể câu chuyện về những người chỉ đạt được khoái cảm tình dục khi bị xe hơi đâm, ‘Crash’ của David Cronenberg nhận về nhiều sự giận dữ từ người xem lẫn chủ tịch ban giám khảo Francis Ford Coppola, tại LHP Cannes năm 1996. Với những hình ảnh tình dục nặng đô, phim khiến nhiều khán giả khó chịu, la ó và bỏ về. Dù vậy, vẫn có một bộ phận người xem yêu thích ‘Crash’, tạo ra sự phân cực lớn xoay quanh giá trị tác phẩm.
Kể câu chuyện về những người chỉ đạt được khoái cảm tình dục khi bị xe hơi đâm, ‘Crash’ của David Cronenberg nhận về nhiều sự giận dữ từ người xem lẫn chủ tịch ban giám khảo Francis Ford Coppola, tại LHP Cannes năm 1996. Với những hình ảnh tình dục nặng đô, phim khiến nhiều khán giả khó chịu, la ó và bỏ về. Dù vậy, vẫn có một bộ phận người xem yêu thích ‘Crash’, tạo ra sự phân cực lớn xoay quanh giá trị tác phẩm.
Tờ The New York Times ghi nhận ‘Crash’ là tác phẩm đã khiến LHP Cannes vướng phải một cuộc tranh cãi ồn ào sau nhiều năm được lòng công chúng. David Cronenberg cho biết Francis Ford Coppola đã phản đối kịch liệt bộ phim. Trong khi, các thành viên ban giám khảo khác lại thích tác phẩm này nên họ đã trao 'Giải đặc biệt của ban giám khảo' cho ‘Crash’. Ở lễ bế mạc, Francis Ford Coppola đã từ chối trao cúp cho David Cronenberg.
Tờ The New York Times ghi nhận ‘Crash’ là tác phẩm đã khiến LHP Cannes vướng phải một cuộc tranh cãi ồn ào sau nhiều năm được lòng công chúng. David Cronenberg cho biết Francis Ford Coppola đã phản đối kịch liệt bộ phim. Trong khi, các thành viên ban giám khảo khác lại thích tác phẩm này nên họ đã trao 'Giải đặc biệt của ban giám khảo' cho ‘Crash’. Ở lễ bế mạc, Francis Ford Coppola đã từ chối trao cúp cho David Cronenberg.
Khi nhận xét về ‘Irréversible’, nhà phê bình Roger Ebert viết: 'Đây là bộ phim bạo lực và tàn nhẫn đến mức hầu hết mọi người sẽ không thể xem được'. Phim kể về cuộc trả thù của hai người đàn ông với một người phụ nữ. Với trường đoạn đặc tả cảnh hiếp dâm dài 10 phút và hành hung bằng bình chữa cháy, ‘Irréversible’ đã trở thành tác phẩm gây sốc nhất nhì lịch sử LHP Cannes. 250 người đã lập tức rời khỏi phòng chiếu, nôn ói và cần hỗ trợ y tế, trong đó có 20 khán giả phải thở oxy.
Gerard Courtel, một nhân viên cứu hỏa có mặt ở LHP năm 2002, chia sẻ bản thân chưa bao giờ nhìn thấy cảnh tượng này tại Cannes trong suốt 25 năm làm nghề. 'Các cảnh trên phim thật không thể chịu nổi, ngay cả với những người chuyên nghiệp như chúng tôi' – Gerard nói.
Khi nhận xét về ‘Irréversible’, nhà phê bình Roger Ebert viết: 'Đây là bộ phim bạo lực và tàn nhẫn đến mức hầu hết mọi người sẽ không thể xem được'. Phim kể về cuộc trả thù của hai người đàn ông với một người phụ nữ. Với trường đoạn đặc tả cảnh hiếp dâm dài 10 phút và hành hung bằng bình chữa cháy, ‘Irréversible’ đã trở thành tác phẩm gây sốc nhất nhì lịch sử LHP Cannes. 250 người đã lập tức rời khỏi phòng chiếu, nôn ói và cần hỗ trợ y tế, trong đó có 20 khán giả phải thở oxy.
Gerard Courtel, một nhân viên cứu hỏa có mặt ở LHP năm 2002, chia sẻ bản thân chưa bao giờ nhìn thấy cảnh tượng này tại Cannes trong suốt 25 năm làm nghề. 'Các cảnh trên phim thật không thể chịu nổi, ngay cả với những người chuyên nghiệp như chúng tôi' – Gerard nói.
‘The Brown Bunny’ là một trong những phim bị ghét nhất các kỳ LHP Cannes, đồng thời cũng là một trong các tác phẩm gây tranh cãi nhất mọi thời đại. Kịch bản khai thác tâm lý của một tay đua môtô bị ám ảnh bởi hình ảnh người yêu cũ. Với cảnh quan hệ tình dục bằng miệng được quay thật giữa hai diễn viên, tác phẩm nhận về nhiều tiếng la ó, chế giễu từ người xem suốt buổi chiếu, phần lớn khán giả trong rạp đồng loạt bỏ về. Nhà phê bình Roger Ebert từng nhận xét đây là bộ phim tệ nhất lịch sử LHP Cannes.
‘The Brown Bunny’ là một trong những phim bị ghét nhất các kỳ LHP Cannes, đồng thời cũng là một trong các tác phẩm gây tranh cãi nhất mọi thời đại. Kịch bản khai thác tâm lý của một tay đua môtô bị ám ảnh bởi hình ảnh người yêu cũ. Với cảnh quan hệ tình dục bằng miệng được quay thật giữa hai diễn viên, tác phẩm nhận về nhiều tiếng la ó, chế giễu từ người xem suốt buổi chiếu, phần lớn khán giả trong rạp đồng loạt bỏ về. Nhà phê bình Roger Ebert từng nhận xét đây là bộ phim tệ nhất lịch sử LHP Cannes.
Lars von Trier là đạo diễn thường xuyên gây tranh cãi bởi phong cách làm phim dị biệt và câu chuyện đầy cực đoan. ‘Antichrist’ của ông ra mắt tại LHP Cannes 2009 đã khiến ít nhất bốn người ngất xỉu. Xoay quanh nỗi điên loạn của hai vợ chồng trước sự ra đi đột ngột của con trai, phim mang nhiều hình ảnh bạo dâm cùng các tình tiết đàn ông tra tấn phụ nữ.
Ở một cảnh, người xem bị sốc và la hét trước hình ảnh nam chính tự cắt đi bộ phận sinh dục. Khi tác phẩm ra mắt tại LHP Toronto cuối năm đó, đã có khán giả ói khi xem phim. ‘Antichrist’ giúp Charlotte Gainsbourg giành giải 'Nữ diễn viên xuất sắc' của mùa LHP năm đó, trong khi tác phẩm lại bị cho là 'bộ phim kỳ thị phụ nữ nhất đến từ đạo diễn tự xưng là vĩ đại nhất thế giới'.
Lars von Trier là đạo diễn thường xuyên gây tranh cãi bởi phong cách làm phim dị biệt và câu chuyện đầy cực đoan. ‘Antichrist’ của ông ra mắt tại LHP Cannes 2009 đã khiến ít nhất bốn người ngất xỉu. Xoay quanh nỗi điên loạn của hai vợ chồng trước sự ra đi đột ngột của con trai, phim mang nhiều hình ảnh bạo dâm cùng các tình tiết đàn ông tra tấn phụ nữ.
Ở một cảnh, người xem bị sốc và la hét trước hình ảnh nam chính tự cắt đi bộ phận sinh dục. Khi tác phẩm ra mắt tại LHP Toronto cuối năm đó, đã có khán giả ói khi xem phim. ‘Antichrist’ giúp Charlotte Gainsbourg giành giải 'Nữ diễn viên xuất sắc' của mùa LHP năm đó, trong khi tác phẩm lại bị cho là 'bộ phim kỳ thị phụ nữ nhất đến từ đạo diễn tự xưng là vĩ đại nhất thế giới'.
‘The Parperboy’ được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên, kể về một phóng viên trở về quê nhà để điều tra một vụ giết người. Phim là một trong những tác phẩm được mong chờ nhất LHP Cannes lần thứ 65 do quy tụ dàn sao đình đám của Hollywood như Matthew McConaughey, Nicole Kidman, Zac Efron, John Cusack.
Song, khi ra mắt, ‘The Parperboy’ bị nhiều khán giả tỏ thái độ gay gắt, chế nhạo suốt buổi chiếu. Đỉnh điểm ở phân đoạn cho thấy nhân vật Nicole Kidman thủ vai đi vệ sinh lên người của nhân vật do Zac Efron đóng để chữa vết sứa đốt. 'Thô tục', 'vô nghĩa', 'thứ rác rưởi xấu xí' là những nhận xét của nhiều nhà phê bình dành cho tác phẩm.
‘The Parperboy’ được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên, kể về một phóng viên trở về quê nhà để điều tra một vụ giết người. Phim là một trong những tác phẩm được mong chờ nhất LHP Cannes lần thứ 65 do quy tụ dàn sao đình đám của Hollywood như Matthew McConaughey, Nicole Kidman, Zac Efron, John Cusack.
Song, khi ra mắt, ‘The Parperboy’ bị nhiều khán giả tỏ thái độ gay gắt, chế nhạo suốt buổi chiếu. Đỉnh điểm ở phân đoạn cho thấy nhân vật Nicole Kidman thủ vai đi vệ sinh lên người của nhân vật do Zac Efron đóng để chữa vết sứa đốt. 'Thô tục', 'vô nghĩa', 'thứ rác rưởi xấu xí' là những nhận xét của nhiều nhà phê bình dành cho tác phẩm.
Vào mùa LHP Cannes lần thứ 71, Lars von Trier mang bộ phim ‘The House That Jack Built’ đến trình chiếu, đánh dấu sự trở lại của vị đạo diễn sau thời gian bị cấm xuất hiện tại đây sau những ồn ào phát ngôn. Khai thác hành trình của một tên sát nhân hàng loạt, phim gây tranh cãi bởi loạt hình ảnh bạo lực đẫm máu, trong đó có cảnh một con vịt bị cắt chân, hai đứa bé bị bắn vào đầu và nhiều phụ nữ bị bóp cổ, cắt xéo thân thể. Ở các phân đoạn mô tả hiện trường vụ sát hại trẻ em, nhiều khán giả đã rời rạp phim.
Vào thời điểm đó, tờ Variety ghi nhận trong buổi công chiếu, có khoảng 100 người bỏ về và nhiều tiếng rên rỉ, chê bai vang lên liên tục. Khi ‘The House That Jack Built’ kết thúc, khán phòng chỉ còn lại một nửa số khán giả. Sau buổi ra mắt, nhiều người nhận xét đây là một bộ phim tệ hại và kinh tởm.
Vào mùa LHP Cannes lần thứ 71, Lars von Trier mang bộ phim ‘The House That Jack Built’ đến trình chiếu, đánh dấu sự trở lại của vị đạo diễn sau thời gian bị cấm xuất hiện tại đây sau những ồn ào phát ngôn. Khai thác hành trình của một tên sát nhân hàng loạt, phim gây tranh cãi bởi loạt hình ảnh bạo lực đẫm máu, trong đó có cảnh một con vịt bị cắt chân, hai đứa bé bị bắn vào đầu và nhiều phụ nữ bị bóp cổ, cắt xéo thân thể. Ở các phân đoạn mô tả hiện trường vụ sát hại trẻ em, nhiều khán giả đã rời rạp phim.
Vào thời điểm đó, tờ Variety ghi nhận trong buổi công chiếu, có khoảng 100 người bỏ về và nhiều tiếng rên rỉ, chê bai vang lên liên tục. Khi ‘The House That Jack Built’ kết thúc, khán phòng chỉ còn lại một nửa số khán giả. Sau buổi ra mắt, nhiều người nhận xét đây là một bộ phim tệ hại và kinh tởm.
‘Titane’ là tác phẩm điện ảnh thứ hai của nữ đạo diễn Julia Ducournau, giành Cành cọ vàng tại LHP Cannes lần thứ 74. Julia nổi tiếng với những bộ phim thuộc thể loại body horror, khai thác sự kinh dị từ những bộ phận cơ thể. Câu chuyện kể về Alexia, một phụ nữ mang ham muốn tình dục với những chiếc xe hơi, sau khi gắn một tấm đĩa titane vào đầu.
Khi phim công chiếu tại Cannes, nhiều khán giả đã sốc và ngất xỉu trước những cảnh nhân vật chính tự hành hạ, tra tấn bản thân. Mức độ máu me, bạo lực của tác phẩm cũng khiến 13 người xem ngất xỉu khi ra mắt tại LHP Sydney vài tuần sau đó.
‘Titane’ là tác phẩm điện ảnh thứ hai của nữ đạo diễn Julia Ducournau, giành Cành cọ vàng tại LHP Cannes lần thứ 74. Julia nổi tiếng với những bộ phim thuộc thể loại body horror, khai thác sự kinh dị từ những bộ phận cơ thể. Câu chuyện kể về Alexia, một phụ nữ mang ham muốn tình dục với những chiếc xe hơi, sau khi gắn một tấm đĩa titane vào đầu.
Khi phim công chiếu tại Cannes, nhiều khán giả đã sốc và ngất xỉu trước những cảnh nhân vật chính tự hành hạ, tra tấn bản thân. Mức độ máu me, bạo lực của tác phẩm cũng khiến 13 người xem ngất xỉu khi ra mắt tại LHP Sydney vài tuần sau đó.
Khi ra mắt tại LHP Cannes 2022, ‘Triangle of Sadness’ nhận về nhiều lời khen từ giới phê bình, ban giám khảo và đoạt Cành cọ vàng năm đó. Phim được đánh giá cao bởi câu chuyện châm biếm đặc quyền của giới siêu giàu cùng những ẩn ý về mặt chính trị. Song, trải nghiệm thưởng thức tác phẩm của một số khán giả không thực sự trọn vẹn.
Ở một trường đoạn diễn tả sự say sóng của các hành khách trên du thuyền, góc quay liên tục chao đảo tạo cảm giác khó chịu, chóng mặt cho người xem. Việc Ruben Östlund ghi lại hình ảnh các nhân vật la hét, nôn ói, đi vệ sinh trên màn ảnh rộng khiến nhiều khán giả không thể xem hết bộ phim. Ở một buối chiếu sau LHP, nhà phát hành thậm chí còn phải chuẩn bị túi nôn cho các khách mời tham dự.
Khi ra mắt tại LHP Cannes 2022, ‘Triangle of Sadness’ nhận về nhiều lời khen từ giới phê bình, ban giám khảo và đoạt Cành cọ vàng năm đó. Phim được đánh giá cao bởi câu chuyện châm biếm đặc quyền của giới siêu giàu cùng những ẩn ý về mặt chính trị. Song, trải nghiệm thưởng thức tác phẩm của một số khán giả không thực sự trọn vẹn.
Ở một trường đoạn diễn tả sự say sóng của các hành khách trên du thuyền, góc quay liên tục chao đảo tạo cảm giác khó chịu, chóng mặt cho người xem. Việc Ruben Östlund ghi lại hình ảnh các nhân vật la hét, nôn ói, đi vệ sinh trên màn ảnh rộng khiến nhiều khán giả không thể xem hết bộ phim. Ở một buối chiếu sau LHP, nhà phát hành thậm chí còn phải chuẩn bị túi nôn cho các khách mời tham dự.
‘Crimes of the Future’ là tác phẩm điện ảnh thứ 6 nhà làm phim David Cronenberg mang đến tranh giải tại LHP Cannes. Với dàn sao Viggo Mortensen, Kristen Stewart, Léa Seydoux, phim được báo giới đánh giá tích cực, nhận tràng pháo tay dài 7 phút sau buổi công chiếu vào mùa Cannes 2022. Khai thác câu chuyện về bộ đôi nghệ sĩ khám nghiệm tử thi trong bối cảnh tương lai, phim không thiếu những cảnh máu me, kỳ quái, thậm chí còn diễn tả nhiều nhân vật chỉ đạt được cực khoái khi liếm vào vết thương hở của nhau.
Ở buổi chiếu cho báo chí, tờ Variety ghi nhận có khoảng 5 người đã bỏ về và tràng pháo tay cuối phim cũng không thực sự nhiệt tình. David Cronenberg cho biết tệp khán giả tại Cannes rất kỳ lạ và ông đã hoàn toàn đoán được việc nhiều người sẽ không thể ở lại thưởng thức trọn vẹn tác phẩm của ông.
‘Crimes of the Future’ là tác phẩm điện ảnh thứ 6 nhà làm phim David Cronenberg mang đến tranh giải tại LHP Cannes. Với dàn sao Viggo Mortensen, Kristen Stewart, Léa Seydoux, phim được báo giới đánh giá tích cực, nhận tràng pháo tay dài 7 phút sau buổi công chiếu vào mùa Cannes 2022. Khai thác câu chuyện về bộ đôi nghệ sĩ khám nghiệm tử thi trong bối cảnh tương lai, phim không thiếu những cảnh máu me, kỳ quái, thậm chí còn diễn tả nhiều nhân vật chỉ đạt được cực khoái khi liếm vào vết thương hở của nhau.
Ở buổi chiếu cho báo chí, tờ Variety ghi nhận có khoảng 5 người đã bỏ về và tràng pháo tay cuối phim cũng không thực sự nhiệt tình. David Cronenberg cho biết tệp khán giả tại Cannes rất kỳ lạ và ông đã hoàn toàn đoán được việc nhiều người sẽ không thể ở lại thưởng thức trọn vẹn tác phẩm của ông.
Đỗ Hoàng