Viêm da cơ địa hay chàm sữa thường gặp ở trẻ nhỏ, khó trị dứt điểm, có thể tái phát nhiều lần đến khi trưởng thành. Các triệu chứng gồm: khô da, nổi mẩn ngứa, dày sừng, nứt nẻ, mụn nước, sưng phù, viêm loét...
Bệnh lý này thường đi kèm hen suyễn, dị ứng, sốt cỏ khô... Trẻ có cảm giác ngứa ngáy dữ dội, dẫn đến gãi, cào gây vết thương hở, chảy máu, nhiễm trùng da. Ngoài ra, ngứa còn khiến trẻ lo lắng, mất ngủ, ảnh hưởng sức khỏe lẫn tinh thần
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa
Theo bác sĩ CK II Nguyễn Thị Tuyết Thanh - chuyên khoa Da liễu tại DRH Clinic, rối loạn hệ miễn dịch và gen là hai yếu tố chính gây viêm da cơ địa ở trẻ.
"Với rối loạn hệ miễn dịch, các phản ứng bất thường qua trung gian gồm IgE type I và type IV", bác sĩ nói.
Khi gen thay đổi, các chức năng của hệ miễn dịch, hàng rào bảo vệ da cũng biến đổi theo, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại xâm nhập vào da, gây viêm da cơ địa.
Ngoài ra, bệnh lý này còn do nhiều yếu tố khác như: môi trường, thời tiết, chất tẩy rửa mạnh, hóa chất trong sản phẩm tẩy rửa (chloride, amoniac); tác nhân gây dị ứng (thực phẩm, phấn hoa, lông động vật)...

Viêm da cơ địa khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Ảnh: Freepik
Vì ngứa ngáy, trẻ thường quấy khóc, ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên. Không ít bé có dấu hiệu chán ăn, bỏ ăn, bội nhiễm với vi khuẩn, virus, nấm... dẫn đến bệnh càng nặng.
Với trẻ đã có nhận thức, bệnh lý có thể khiến các em buồn bã, tự ti khi bị bạn bè trêu chọc ngoại hình. Nhiều trường hợp khó hòa nhập, tác động tâm lý, thậm chí trầm cảm, tự kỷ.
Viêm da cơ địa không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng nếu không chữa trị kịp thời hoặc chọn sai liệu pháp có thể tái phát liên tục, để lại biến chứng như nhiễm trùng da, sẹo, dày sừng, da sẫm màu, hoại tử.
Giải pháp khắc phục
Từ sau hai tuổi, bệnh lý này khó trị dứt điểm. Do đó, bác sĩ CK II Nguyễn Thị Tuyết Thanh khuyên bố mẹ theo dõi, chăm sóc trẻ tại nhà và làm hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Dưỡng ẩm đều đặn: có thể dùng kem dưỡng ẩm hoặc máy tạo ẩm để tạo không khí mát mẻ, làm dịu viêm da.
Tắm nước ấm: nên tắm 10-15 phút, lau khô nhẹ nhàng rồi bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ. Bạn cũng có thể pha cùng bột yến mạch hoặc bột baking soda để giảm triệu chứng viêm da.
Bôi, uống thuốc chống ngứa: bôi cho trẻ hai lần một ngày hoặc uống thuốc chống dị ứng, ngứa như diphenhydramine, thuốc kháng histamin.
Hạn chế trẻ cào, gãi: cắt móng tay, đeo bao tay khi ngủ, băng vùng da bị viêm.
Trường hợp xấu nhất, khi các biện pháp tại nhà không thể cải thiện hoặc khiến viêm da cơ địa nặng hơn, phụ huynh nên đưa trẻ đến phòng khám uy tín để bác sĩ trực tiếp thăm khám, gợi ý liệu trình chữa trị phù hợp.
Vạn Phát
Phòng khám da liễu DRH Clinic Chi nhánh 1: 398 Điện Biên Phủ, phường 11, quận 10, TP HCM Chi nhánh 2: số 7 Đường số 1, Cityland Park Hills, phường 10, Gò Vấp, TP HCM Hotline:0287 10 23567 Website: https://drhclinic.com.vn/ |
>> Độc giả có thể đặt câu hỏi về tình trạng da dưới bài viết hoặc tại đây, bác sĩ DRH Clinic sẽ sớm giải đáp.
Bạn cần tư vấn gì?