Làn da là "vùng đất màu mỡ" với vi khuẩn, lợi khuẩn sống cộng sinh. Ở trạng thái cân bằng, chúng tạo hàng rào kiên cố bảo vệ tế bào và cơ thể khỏi tác nhân có hại bên ngoài. Tuy nhiên, chính những vi sinh vật này cũng có thể gây hại, biến thành ổ viêm da nhiễm trùng trên cơ thể.
Dưới đây là năm thắc mắc liên quan viêm da nhiễm trùng.
Tại sao gọi là viêm da nhiễm trùng?
Bệnh lý này do sự mất cân bằng hệ vi sinh vật trên da cùng sự gia tăng quá mức của vi khuẩn ký sinh, nấm.
Cơ thể suy nhược, vệ sinh không sạch sẽ, chăm sóc da không đúng cách, môi trường nóng ẩm... sẽ tạo môi trường lý tưởng cho hai tác nhân trên sinh trưởng, phát triển, từ đó gây tổn thương khó lành.
Cách nhận biết bị viêm da nhiễm trùng?
Trên thực tế, viêm da nhiễm trùng đa dạng biến thể, gồm các dạng phổ biến sau:
Viêm nang lông (viêm nang, mụn nhọt, nhọt độc): nhiễm trùng bề mặt nông đến sâu do vi khuẩn cộng sinh staphylococcus. Vị trí chính là ngực, lưng, nách, mông và thường đi kèm ban đỏ, có mủ, gây đau nhức, khó chịu.
Chốc: ban đầu, da xuất hiện bọng nước nhỏ, tròn trong, sau đó nhanh chóng chuyển sang dạng mủ đục. Cuối cùng, chúng vỡ ra, tạo thành các vảy tiết vàng, trợt đỏ. Khi lan sang những vùng da xung quanh, dịch mủ có thể tạo thành ổ viêm mới. Chốc có thể gây sốt, phù nề cẳng chân, mi mắt.
Viêm mô tế bào: gần giống viêm nang lông nhưng bệnh lý này bị nhiễm khuẩn sâu hơn. Chúng bắt đầu từ một tổn thương nhỏ trên da (trợt, côn trùng cắn, nấm). Sau đó, vi khuẩn sẽ xâm nhập, gây tổn thương viêm trên da, kèm sốt, ớn lạnh, khó chịu.
Viêm quầng: biến thể nặng hơn của viêm mô tế bào, cụ thể mảng đỏ mềm, hơi sưng, đường biên đỏ nhô cao, đi kèm là cảm giác đau đầu, đau cơ, ớn lạnh. Chúng có thể biến chứng và gây viêm bạch huyết, nhiễm trùng huyết.
Chăm sóc da bị viêm như thế nào?
Thông thường gặp bệnh lý này, nhiều người nghĩ phải kiêng nước, tránh gió hoặc mặc đồ kín đáo, tuy nhiên quan điểm này chưa đúng. Hành động trên dễ tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh trưởng, phát triển mạnh.
Nên chăm sóc da, vệ sinh sạch sẽ theo hướng dẫn của bác sĩ và chuẩn bị nơi ở thoáng mát. Lưu ý, khi ra ngoài, bạn vẫn cần che chắn để tách biệt làn da đang tổn thương trước khói bụi, ô nhiễm.
Có nên tắm hay đắp lá thuốc?
Với những bệnh lý về da, nhiều người không xem trọng, thường tự trị liệu tại nhà như tắm lá, đắp thuốc theo phương pháp dân gian mà ông bà xưa chỉ dạy. Tuy nhiên cách trên chưa được chứng minh hiệu quả, đồng thời có nguy cơ gây bội nhiễm, hoại tử, nhiễm trùng huyết...
Bên cạnh đó, không ít trường hợp chủ quan chọn uống kháng sinh, họ cho rằng có thể trị các loại bệnh. Thực tế, uống quá nhiều kháng sinh có thể gây phù nề, giãn mao mạch, teo da, hội chứng cushing...
Nên trị cách nào?
Hiện có nhiều giải pháp khắc phục như bôi thoa tại chỗ, dùng thuốc đặc trị, phương thuốc dân gian. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo loạt công nghệ không xâm lấn, trong đó có Mezoplex.
Công nghệ Mezoplex được nghiên cứu, phát triển bởi các bác sĩ tại DRH Clinic, kết hợp quang trị liệu (Exciplex), sóng thủy (Hidrawave) và Plasma. Giải pháp có thể đẩy lùi cơn ngứa sau một liệu trình, kiểm soát và tiêu diệt ổ viêm, đồng thời nuôi sinh, phục hồi tổn thương, ngừa viêm da nhiễm trùng tái phát.
Viêm da nhiễm trùng ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, khi dấu hiệu bệnh lý xuất hiện, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn, lên phác đồ phù hợp.
Vạn Phát
Phòng khám da liễu DRH Clinic Chi nhánh 1: 398 Điện Biên Phủ, phường 11, quận 10, TP HCM Chi nhánh 2: số 7 Đường số 1, Cityland Park Hills, phường 10, Gò Vấp, TP HCM Hotline: 0287 10 23567 Website: https://drhclinic.com.vn/ |
>> Độc giả có thể đặt câu hỏi về tình trạng da dưới bài viết hoặc tại đây, bác sĩ DRH Clinic sẽ sớm giải đáp.
Bạn cần tư vấn gì?