
Xuất thân trong gia đình có bố mẹ công tác trong quân đội, Lan Anh Lê Phạm (sinh năm 1985, TP HCM) được nuôi dưỡng bằng những giá trị truyền thống tốt đẹp. Chị luôn quan niệm: "Trong khi cuộc sống ngày càng trở nên hiện đại, mọi thứ có thể thay đổi, duy nhất hạnh phúc gia đình luôn đi ra từ căn bếp", nên niềm đam mê mỗi ngày của chị là đem đến những bữa cơm ngon cho chồng, con và thư giãn bằng việc trồng hoa hồng, rau củ quả hữu cơ trên sân thượng.

Riêng với tình yêu dành cho hoa hồng, Lan Anh tâm sự, chị bị chinh phục bởi vẻ đẹp sang và tinh tế của loài hoa nữ hoàng. Hoa hồng tính mộc cũng rất hợp với phong thủy của gia chủ, nên hơn một năm nay, chị đã "biến" sân thượng bê tông thành vườn hồng ngập tràn hương sắc.

Bà mẹ ba con trồng cả hồng ngoại lẫn hồng nội trong khu vườn của mình, đến nay đã có tổng cộng gần 30 gốc. Trong đó, một số giống hồng ngoại gồm: Rouge Royal, Autumn Juliet (Hồng triệu đô), Catalina, Thank you, Hồng leo Spirit of freedom, Mango Koster, Ngọc lung linh... và hồng nội có: bạch cổ, cổ Sapa, cổ hồng đào. Hai giống hoa thơm nhất theo chị Lan Anh là hồng ngoại Double delight và hồng cổ Vân Khôi hay còn gọi là hồng cung phủ (vì thơm nên ngày xưa hay được đưa về các phủ của vua chúa trồng).

Tuy vậy, dù là hồng ngoại hay nội, bí quyết của trồng trọt thành công của Lan Anh vẫn xoay quanh bốn yếu tố: "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống".

Bà mẹ quê Nghệ An giải thích chi tiết từng yếu tố như sau: Nước là yếu tố đầu tiên để hoa hồng phát triển tốt, sau đó đến nắng. Trong khu vườn sân thượng, chị đặt chế độ tưới gốc tự động lúc 6h và 16h. Thỉnh thoảng, chị sẽ lên vườn tưới nước thủ công và rửa lá cây.

Về phân bón, chị Lan Anh bón cả gốc và lá cho hoa hồng. Chị dùng loại phân UP5 để bón gốc. Sau một thời gian, bộ rễ của cây khỏe mạnh, giúp cây lớn nhanh, ra mầm và nụ. Ngoài ưu điểm kích thích cây tăng trưởng, loại phân bón này theo chị Lan Anh còn rất hợp với nhà phố vì không gây mùi.
Đối với lá, chị dùng đạm cá hoặc S-amin của ABer Việt Nam phun đều lên cả cây.

Yếu tố cần chỉ sự cần cù, chăm chỉ của "người nông dân nhà phố" khi chăm sóc vườn hoa. Quan niệm "cái gì cũng cần phải chăm mới đẹp" nên Lan Anh lên kế hoạch chăm sóc cây theo từng tuần phát triển. Cụ thể, ở tuần 1 (sau khi hoa tàn, trước khi bấm tỉa 3 ngày), chị bón gốc bằng phân UP5. 3 ngày sau khi bấm tỉa hoa tàn, bỏ cành tăm cành điếc, bỏ lá xấu, lá vàng (chỉ giữ lại những lá to đẹp để quang hợp), chị phun combo chế phẩm sinh học ABer phòng nấm, sâu bệnh, bọ trĩ... (an toàn cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai). Tuần 2, chị phun dưỡng lá S-amin (bón lá) + combo chế phẩm phòng bệnh ABer. Tuần 3, chị tiếp tục bón gốc UP5 + phun combo chế phẩm sinh học phòng bệnh ABer. Tuần 4, chị lặp lại bước phun dưỡng lá S-amin + combo chế phẩm sinh học phòng bệnh ABer.
Khi hoa bắt đầu nở rộ, chị ngừng bón và phun dưỡng. Quy trình trên được lặp lại sau khi hoa đã tàn.

"Như vậy, tuần nào mình cũng phun phòng bệnh, tuần nào bón gốc thì thôi bón lá và ngược lại. Trong phân bón gốc UP5, mình thấy đã đủ các loại dưỡng chất cần thiết cho cây nên mình không dùng thêm bất cứ loại nào kể cả kích rễ hay kali, đạm hay NPK. Ngoài ra, thỉnh thoảng mình thay S-amin bằng đạm cá, nhưng dùng S-amin nhiều hơn vì không có mùi tanh", Lan Anh nói thêm.

Yếu tố thứ 4 là giống cây. Bí quyết của bà chủ "vườn hồng trên mây" là chỉ chọn cây giâm, thân to khỏe, không dùng cây chiết.

Hồng vàng David Austin - Juliet.

English rose truyền thống.

Khu vườn sân thượng quanh năm hoa nở là nơi chị Lan Anh và gia đình tận hưởng những giây phút thư giãn, sum họp.

Những bông hoa được cắt từ vườn giúp làm đẹp không gian sống của chị Lan Anh.