
"Hồng Lâu Mộng" được chuyển thể từ Tứ đại danh tác cùng tên của tác giả Tào Tuyết Cần, là bộ phim nổi tiếng của Trung Quốc. Tác phẩm ra đời năm 1987, do đạo diễn Vương Phù Lâm nhào nặn, với sự góp mặt của dàn diễn viên tên tuổi Âu Dương Phấn Cường, Trần Hiểu Húc... Đây được đánh giá là tác phẩm cổ điển có sức sống "vượt thời gian", được nhiều thế hệ khán giả yêu thích.

Để tôn vinh tác phẩm, Đại Quan Viên Bắc Kinh - nơi từng quay "Hồng Lâu Mộng" đã mở phòng trưng bày tượng sáp để giới thiệu các nhân vật trong phim tới người tham quan. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là các bức tượng sáp không có được cảm tình của khán giả vì trông quá dữ dằn. Có người nhận xét, các bức tượng như dọa ma, khác xa hình ảnh đẹp trong phim.

Lâm Đại Ngọc trong phim "như sương như mai", Lâm Đại Ngọc ở bảo tàng dáng hình như ma nữ.
Trần Hiểu Húc trong "Hồng Lâu Mộng"

Giả Bảo Ngọc mặt trắng dã, mắt vô hồn.

Tượng sáp Diệu Ngọc.

Tượng sáp Tiết Bảo Thoa. Theo ghi nhận của China News, nhiều khách tham quan sợ khi thấy các bức tượng này, có khán giả còn nhận xét: "Hồng Lâu Mộng" ư?, là "Liêu Trai Mộng" mới đúng". Số khác cho rằng việc trưng bày tượng sáp vô tình hủy hoại giá trị thực của "Hồng Lâu Mộng".

Nhân vật Lý Hoàn. Tạo hình ban đầu của các bức tượng đã xấu, thời gian còn làm chất lượng chúng giảm sút. Tờ China News từng ghi nhận, có thời điểm, quần áo các mỹ nhân phủ đầy bụi, có "cô" tay còn bị gẫy lủng lẳng và được buộc lại bằng dây. Hiện tại, thực trạng này đã được khắc phục, nhưng không vì thế mà người tham quan có thêm cảm tình với các "mỹ nhân". Đa số đều chê: "Quá xấu".

Theo trang Ifeng, dàn tượng sáp được làm ở thời điểm phim ra mắt, vì thế, thẩm mỹ chưa được tinh tế như hiện tại.

Mặt các tượng sáp đều bóng nhẫy, đầu tóc trang điểm sơ sài, thẩm mỹ kém.

Do lớp hóa trang của các tượng sáp bị nhạt đi theo thời gian, nhiều khuôn mặt đã được tô vẽ lại, tuy nhiên không vì thế mà độ "kinh dị" được giảm đi chút nào.
Ảnh: News