Theo các thày thuốc, không có cái gọi "trọng lượng lý tưởng" mà chỉ tiêu đó phụ thuộc vào từng cá nhân. Theo họ, việc hình dáng cơ thể không chuẩn lắm so với mẫu lý tưởng là không quan trọng, mà sức khoẻ mới là điều cần quan tâm nhất.
Họ cũng đã xây dựng một khung tiêu chuẩn áp dụng được cho mọi trường hợp nhưng không khả thi. Rốt cuộc cũng phải trở về với BMI (IMC - Indiee de masse corporelle), tức "chỉ tiêu khối lượng cơ thể" nhưng BMI cũng có những giới hạn. Vì vậy, để xác định trọng lượng cơ thể thích hợp, phải tham khảo nhiều ý kiến chuyên môn khác.
Theo giới tính
Nam và nữ không có tỷ lệ chất mỡ và chất thô (cơ, xương, nội tạng, nước) như nhau. Ở nam, tỷ lệ đó phải chiếm 15%, ở nữ là 25%. Tỷ lệ này áp dụng cho BMI trung bình. "Nếu BMI dưới, hay trên trung bình thì tỷ lệ đó không xác định được" (theo bác sĩ Herevé Robert, chuyên gia về dinh dưỡng).
Theo tuổi
Từ khi mới sinh ra đến 1 năm tuổi, trẻ lớn nhanh, sau đó lớn chậm lại đến khoảng 6 tuổi. Sau đó trẻ lại lớn nhanh, đó là sự tăng lại của hiện tượng tích mỡ. Một đứa bé bụ bẫm chưa hẳn sau này sẽ béo. Cho đến lúc hiện tượng tích mỡ trở lại, khó mà nói trước trọng lượng của bé khi thành người lớn. Tuy nhiên, nếu trọng lượng sớm vượt đường biểu diễn trên của cân nặng và cứ kéo dài như thế, thì đứa trẻ có nguy cơ béo phì.
Hơn nữa, chỉ tiêu BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai. Họ có thể tăng 9-12 kg là thường. Dưới mức đó, dự trữ cơ bị tổn hại. Trên mức đó, coi chừng bệnh đái đường và tăng huyết áp. Vào thời kỳ mãn kinh, BMI vẫn còn áp dụng được ngay cả khi phụ nữ có tăng cân, do béo lên. Sau 70 tuổi, chất cơ mất dần, trọng lượng giảm. BMI không chỉ sự biến đổi tỷ lệ giữa chất mỡ và chất thô.
Vận động viên trẻ phải ưu tiên có thực đơn giàu protein và chất khoáng (canxi). Và dù có nặng cân một chút cũng không sao. Người lớn tuổi nào có BMI 27-28 nói chung sống lâu hơn.
Theo chủng tộc
BMI được xác định dựa trên cỡ người trung bình ở Bắc Mỹ. Kết quả đó khó áp dụng cho dân tộc khác, ví dụ điển hình như châu Á sự thừa cân của họ bắt đầu từ chỉ số 23, chứ không phải 25.
Theo sự hoạt động
Một vận động viên đẳng cấp cao có BMI cao là thường vì cơ nặng hơn mỡ. BMI không áp dụng được cho các trường hợp ngoại lệ đó.
Theo vị trí của chất mỡ
Thày thuốc thường đo vòng thân để đánh giá sức khoẻ người đến khám. Nếu ít mỡ, nghĩa là người bệnh gầy quá, dinh dưỡng thiếu cân bằng làm yếu hệ miễn nhiễm. Nguy cơ khác nữa là vô sinh nữ, vòng kinh có thể rối loạn và sự phát dục cũng thế. Do đó, hệ xương cũng không chắc, dễ mắc bệnh loãng xương sớm. Đó là chưa nói đến bệnh chán ăn cũng cần phải tham vấn bác sĩ.
Nếu nhiều mỡ quá thì sao? Ngày nay người ta biết rằng: Những mô mỡ vòng quanh thân nguy hiểm hơn những mô khác, vì chúng tích tụ lại xung quanh những nội tạng, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim (khi vòng thân quá 88 cm cho nữ và 102 cm cho nam). Ngoài ra chúng cũng gây ra nhiều vấn đề về hô hấp và hư khớp. Nguy hiểm lớn nhất là hội chứng chuyển hoá. Vòng thân quá lớn dễ bị cholesterol tăng cao, tăng gluco ra huyết, huyết áp cao.
Những bất thường đó kết hợp lại làm tăng nguy cơ tim mạch và ung thư. Nếu bạn tăng giảm 5% trọng lượng cơ thể là phải hành động ngay, vì khi cơ thể đã quen dần với sự lên cân thì người ta dễ cho qua. Chờ đến lúc nguy hiểm tới sức khoẻ mới lo thì quá muộn!.
Chỉ tiêu BMI (chỉ tiêu khối lượng cơ thể) bao nhiêu là tốt?
BMI = Trọng lượng (kg)/ (chiều cao)2 (m)
Ví dụ: một người nặng 55 kg, cao 1m62 thì BMI = 55/(1,62)2 = 20,95.
BMI |
Kết luận |
<18 |
Gầy |
18<=I<=25 |
Tốt |
25 <=I<=35 |
Coi chừng thừa cân |
30<=I<=35 |
Béo phì vừa phải |
35 |
Béo phì thực sự |
Chỉ tiêu BMI hiện được áp dụng rộng rãi trong việc xác định trọng lượng cơ thể thích hợp.
(Theo Thời Trang Trẻ)