
Ảnh: Pinterest
Dù bạn ở độ tuổi nào, nếu thường xuyên có những biểu hiện sau đây, bạn đến bệnh viện để làm các xét nghiệm liên quan nhằm loại trừ các bệnh lý về gan, phổi. Bạn không nên để bệnh kéo dài, tránh để các bệnh nhẹ phát triển thành mãn tính, bệnh khó chữa.
Những trạng thái ngủ nào có thể là sự xuất hiện của bệnh tật?
1. Tiểu đêm nhiều, dễ thức giấc giữa đêm
Bất kể buổi tối bạn đi ngủ sớm hay muộn, bạn sẽ thức dậy từ một đến ba giờ sáng và khó ngủ. Nguyên nhân có thể là do bệnh gan và túi mật. Nếu thường xuyên thức dậy từ 3-5h hoặc đi tiểu nhiều lần vào ban đêm có thể là do phế khí (phổi) không đủ khả năng hoạt động hoặc phế khí suy.
2. Co tay chân lại với nhau
Sở dĩ tay chân co quắp là do tay chân bị lạnh, bệnh này thường gặp ở phụ nữ. Do chức năng tỳ và thận yếu, tim khó vận động, máu đến tứ chi ít dẫn đến tay chân lạnh. Những người như vậy nên tập thể dục nhiều hơn, uống nhiều nước gừng và nước táo tàu để tăng cường dương khí.
3. Nằm sấp khi ngủ
Dương khí không đủ dẫn đến đau tức ngực và có thói quen nằm sấp. Bạn nên cho quế và cam thảo rang lên với số lượng như nhau và pha trà uống, châm cứu để có lợi cho việc phục hồi tâm khí.
4. Ngáy khi ngủ
Ngáy khi ngủ thường là do gan và túi mật có bất thường. Bạn có thể sử dụng thảo mộc Bupleurum theo hướng dẫn của y học cổ truyền Trung Quốc, có lợi cho việc phục hồi các chức năng của lá lách và thận; hoặc xoa bóp các huyệt dương lăng tuyền và thái xung.
Chọn tư thế ngủ theo bệnh như thế nào?
1. Thoái hóa đốt sống cổ
Khi ngủ, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ nên chọn một chiếc gối phù hợp và kê dưới cổ để tránh cổ bị treo lơ lửng trên không, không nên trở mình nhanh trong khi ngủ để tránh tổn thương cột sống cổ.
2. Đau thắt lưng
Những người thường xuyên cảm thấy đau ở lưng dưới nên áp dụng tư thế ngủ nằm nghiêng, có thể giúp thư giãn cơ bắp.
3. Viêm túi mật
Cho dù là viêm túi mật hay sỏi mật, nằm nghiêng về bên phải khi ngủ có thể thúc đẩy quá trình bài tiết dịch mật, tránh sỏi mật bị giữ trong cơ thể và tắc nghẽn, đồng thời giúp giảm đau.
4. Tăng huyết áp
Bệnh nhân cao huyết áp nên áp dụng tư thế ngủ nằm nghiêng hoặc nửa nằm, đặc biệt là đối với người cao tuổi bị huyết áp cao. Chiều cao của gối nên là 15 cm, để tránh gây chóng mặt, đau đầu và các cảm giác khó chịu khác.
5. Bệnh tim
Nếu bạn bị suy tim, bạn nên áp dụng tư thế nửa nằm, có thể giảm khó thở, nhưng bạn không thể nằm sấp khi ngủ.
6. Loét dạ dày
Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên nằm nghiêng bên trái khi ngủ để tránh dịch axit chảy vào thực quản, tránh tổn thương liên tục lên bề mặt vết loét.
7. Viêm tai giữa
Viêm tai giữa cấp tính có quá nhiều mủ trong tai, để thúc đẩy dịch đặc chảy ra ngoài, bạn nên nằm nghiêng khi ngủ.
Thông điệp từ bác sĩ:
Bạn cần chú ý nhiều hơn đến tình trạng giấc ngủ, nếu có nhiều hơn một hai triệu chứng thì chỉ cần điều chỉnh lối sống cho phù hợp. Nếu điều này lặp đi lặp lại nhiều lần ảnh hưởng đến công việc và chuyện học tập của ngày hôm sau thì cần đi khám ngay. Bạn có thể xem bộ phận bên trong nào gây ra thương tổn, sau đó nhắm mục tiêu điều trị.
Hằng Trần (Theo Aboluowang)