Hóa chất độc hai đôi khi được các ông chủ chân nuôi cho thêm vào sữa vì mục đích lợi nhuận. Ảnh: Daily Mail. |
Trong số những em nhỏ phải vào viện có 10 trường hợp nguy kịch. Tất cả những đứa trẻ này đều đang theo học tại một trường công lập ở thị trấn Ranchi có độ tuổi từ 8 đến 13.
Các nhân viên điều tra đang tìm hiểu những cái chết này và xác định xem liệu có phải ai đó đã thêm chất hóa học độc hại vào sữa hay không bởi các ông chủ nuôi bò sữa, người bán sữa rong và các nhà cung cấp thức uống dinh dưỡng này đôi khi thêm loại hóa chất rẻ tiền vào sữa vì mục đích lợi nhuận.
Dhir Singh, quan chức cấp cao của một cơ quan y tế nước này cho biết, Ấn Độ có hẳn một bộ luật liên bang nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi những thực phẩm nhiễm độc và các bang được yêu cầu phải áp dụng nó.
Nhiều tháng gần đây, nỗi lo về chất lượng các sản phẩm hàng ngày gây nguy hiểm với sức khỏe người tiêu dùng bao trùm khắp châu Á trong đó có Trung Quốc, nơi có hơn 53.000 trẻ sơ sinh bị bệnh sau khi dùng sữa bột có chứa melamine. Gần 13.000 trẻ em phải vào viện và có ít nhất 4 em nhỏ bị thiệt mạng sau vụ bê bối này.
Rất nhiều trẻ em Trung Quốc phải vào viện, thậm chí tử vong vì uống sữa có nhiễm melamine. Ảnh: AOL. |
Như một lời cảnh báo, cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã bắt đầu cấm nhập khẩu sữa của Trung Quốc từ đầu tuần này để đảm bảo các sản phẩm nhiễm melamine không lọt được vào thị trường Mỹ.
Theo CNN, FDA đã liệt kê hàng chục sản phẩm trong đó có đồ ăn nhanh, bơ, kem, nước uống có ga, kẹo, bánh pudding, thức ăn cho vật nuôi có nguy cơ chứa melamine, một chất hóa học được sử dụng trong sản xuất phân bón và chất dẻo. Cơ quan này cũng cho hay, nước được thêm vào sữa và melamine được cho vào hỗn hợp đó nhằm làm tăng hàm lượng protein
Hiện vẫn chưa biết sự việc xảy ra ở Ấn Độ có liên quan tới những bê bối rùm beng ở Trung Quốc hay không.
Bình Minh
.