Xuân Đào
Một chương trình game show thành công không chỉ cần sự cố gắng của các ê kíp làm việc mà hơn hết là sự quan tâm của khán giả dành cho chương trình ấy như thế nào. The Voice là game show tuy mới xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam nhưng nhận được rất nhiều sự quan tâm của của mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, chương trình này nhanh chóng có scandal hơn chương trình Bước nhảy hoàn vũ về dàn dựng kết quả cuộc thi và mới đây nữa là chương trình Vietnam's Next Top Model.
Thiết nghĩ người làm chương trình này có thật sự chú trọng đến cảm xúc và suy nghĩ những khán giả chúng tôi không? Quay lại chương trình The Voice, có buổi họp báo ngày hôm qua để giải thích mọi người về scandal vừa qua. Chính Phương Uyên thừa nhận cuộc đối thoại đó là giọng nói của chị nhưng bị một người khác có toan tính hại chị, làm ảnh hưởng đến chương trình. Nếu cắt rời những lời thoại thì chúng tôi - khán giả nói chung và chính tôi nói riêng, cũng không thể chấp nhận được một người làm nghệ thuật phát ngôn như vậy.
Phương Uyên là một người làm nghệ thuật 20 năm, đáng lẽ chị nên chú trọng cách ăn nói và quan trọng hơn hết, chị đang là giám đốc của The Voice, thì càng phải để ý hơn lời nói của mình dù là trước công chúng hay qua điện thoại. Có lẽ như vậy, chị sẽ không bị vướng phải những "tai nạn " như thế này và tạo ra những scandal không đáng có, làm khán giả chúng tôi ngày càng ngán ngẩm và không muốn theo dõi bất cứ một game show nào nữa.
Nói tóm lại, chúng ta nên nhìn lại các chương trình game show được tổ chức ở nước ngoài, thật sự nó rất thành công, rất ít scandal. Nhưng không lẽ chúng tôi - khán giả của Việt Nam mà lại bật một game show nước ngoài để xem?
Xin vui lòng lắng nghe và tìm hiểu cảm nghĩ của chúng tôi khi giới thiệu một chương trình mới. Hy vọng các tổ chức khác hãy mang đến cho chúng tôi sự thích thú hơn khi xem một game show, thay vì là phải đọc những bài báo hay thông tin về scandal của chương trình.