Vì nhịp sống gấp gáp, cha mẹ chẳng còn nhiều thời gian để chăm chút cho cái Tết cổ truyền như thế hệ ông bà ngày xưa. Những phong tục truyền thống và giá trị Tết cũng dần trở nên xa lạ trong suy nghĩ của con trẻ. Trẻ thắc mắc: “Ông Táo là ông bán táo hả mẹ?” bởi trẻ chưa một lần được cùng cha mẹ cất công thả cá chép tiễn ông Táo về trời. Trẻ không hiểu phải gói bánh chưng để làm gì bởi trẻ chỉ thấy mẹ và mọi người xung quanh mua bánh làm sẵn về ăn Tết mà chưa hiểu ý nghĩa thiêng liêng của việc thờ kính tổ tiên đằng sau mỗi cặp bánh chưng vuông vắn.
Và như thế, Tết với trẻ chỉ đơn thuần là xúng xính áo quần, phong bao lì xì, có thể thỏa thích vui chơi... chứ chưa hiểu rõ Tết là gì, vì sao phải đón Tết và vì sao phải yêu thêm những giá trị Tết.
Không chỉ hiểu ông Táo là ai qua lời kể của mẹ, trẻ còn có được bài học gần gũi về việc phải ngoan ngoãn nghe lời, phải biết giúp đỡ mọi người. Lúc này sẽ chẳng còn là những lời nhắc nhở của cha, của mẹ nếu trẻ biết mọi việc tốt trẻ làm sẽ được cá chép trông thấy và theo ông Táo báo cáo với Ngọc Hoàng. Cha mẹ cũng có thể hướng con trẻ đến tinh thần hiếu học từ ngàn đời xưa của ông cha ta qua việc cùng con khai bút đầu xuân hay giúp con hiểu hơn về những giá trị của gia đình thông qua việc chúc Tết đầu năm….
Việc cho con những trải nghiệm Tết không chỉ để giúp con hiểu về Tết, xây dựng những khái niệm về Tết mà điều quan trọng, trẻ sẽ có được những bài học làm người gần gũi, giản dị, dễ nhớ thông qua những phong tục này. Bài học ngày Tết cũng sẽ dễ thấm hơn vì con được học đi đôi với hành. Như một lẽ tự nhiên, những bài học này sẽ dần thấm sâu vào tâm hồn non nớt của con trẻ, góp phần định hình nhân cách và đi theo con cho đến những ngày trưởng thành. Ký ức Tết của tuổi thơ theo đó cũng đầy ắp những hình ảnh đáng nhớ và ý nghĩa.
Thay vì cứ tặc lưỡi tiếc nuối về những ngày xa xưa, bố mẹ có thể “tái hiện” lại những niềm vui ấy cho đứa con bé bỏng của mình. Dù tay con có thể có chút lấm lem, áo con có chút lấm bẩn, chỉ cần bố mẹ cố gắng thêm một chút, kiên nhẫn bỏ ra thêm ít thời gian để con được cùng bố mẹ nhặt lá mai, gói bánh, trông nồi bánh chưng... trẻ mới thấy cái Tết đang ùa về khắp nơi trong căn nhà nhỏ. Các mẹ hãy cùng Omo cho con “yêu thêm giá trị Tết, lấm bẩn lại càng hay”.