Nguyên nhân y học
- Khi mang thai người phụ nữ phải chịu sự thay đổi lớn về nội tiết tố trong cơ thể. Cứ tưởng tượng, bao nhiêu "công lực" của bạn đều tập trung vào việc nuôi dưỡng bào thai, nên lượng estrogen trong cơ thể giảm đi rất nhiều. Điều này đã làm giảm thiểu rõ rệt sự hưng phấn, cảm giác khao khát.
- Khi sinh con, người phụ nữ phải trải qua một sự đau đớn về thể xác. Cảm giác đau rát nơi âm đạo vẫn còn ám ảnh họ. Vì thế, cứ mỗi lần người chồng động chạm đến, họ luôn thấy khó chịu. Do không hiểu, nhiều người đã "mạnh tay" ngay từ lần đầu tiên "tái hợp" và làm họ đau, càng khiến họ đâm sợ chuyện ấy.
Nguyên nhân tâm lý
- Nhiều cặp vợ chồng do không tìm hiểu kỹ, đã kiêng cữ chuyện ấy suốt thời gian người vợ mang thai. Những ham muốn cứ bị kiềm chế (thậm chí trong thời kỳ này, nhiều phụ nữ tỏ ra rất thích gần chồng) tạo tâm lý ức chế và buông xuôi.
- Người mẹ phải tập trung chăm sóc cho đứa con. Một ngày vất vả với em bé cộng thêm cơ thể còn yếu, mệt mỏi sau khi sinh khiến họ cảm thấy chán khi ở bên chồng.
- Vẻ đẹp cơ thể là niềm tự hào của phụ nữ. Cơ thể sồ sề, chảy xệ, nứt nẻ sau khi sinh tạo nên mặc cảm trong lòng người vợ. Họ lo rằng khi gần chồng, anh ấy sẽ chê rồi đâm chán. Mỗi lần nghĩ tới việc phô bày thân thể xấu xí trước chồng, họ không đủ can đảm. Việc gối chăn trở thành cực hình.
Lấy lại hương lửa nồng nàn ngày xưa
- Hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân để có thể khắc phục bất ổn.
- Theo Tiếp Thị & Gia Đình, để đạt được điều đó, hai vợ chồng cần trao đổi với nhau. Sự cảm thông và ân cần của cả đôi bên sẽ giúp cả hai dần dần lấy lại cảm giác ban đầu.
- Tránh vồ vập, gượng ép, như vậy chỉ càng làm tăng cảm giác lo sợ, chán ngán mà thôi.