Lý lịch trích chéo:
Tên đầy đủ: Jennie Runk |
Làng mẫu thế giới hiện đại vốn tồn tại hai trào lưu đối lập. Trong khi những người mẫu straight-size (chuẩn) theo đuổi hình mẫu "mình hạc xương mai" thì plus-size (ngoại cỡ) lại là cụm từ quen thuộc khi nhắc đến những chân dài sở hữu thân hình tròn trịa và có vóc dáng vượt kích thước quần áo thông thường.
"Mảnh đất" dành cho những người mẫu ngoại cỡ bắt đầu được khai phá bởi nhà thiết kế Jean-Paul Gaultier và John Galliano trong các chiến dịch quảng bá trang phục của mình vào mùa xuân 2006. Mặc dù số lượng chân dài "mũm mĩm" dần tăng lên đáng kể sau đó nhưng giới này vẫn bị giới thời trang "chính thống" phán xét là làm gương xấu cho việc không kiểm soát cân nặng gây ảnh hưởng sức khoẻ.
Tháng 5 năm nay, giới thời trang một lần nữa lại "dậy sóng" khi hãng thời trang H&M lựa chọn người mẫu plus-size Jennie Runk làm gương mặt đại diện cho dòng áo tắm mới nhất của mình. Từ một tên tuổi không mấy nổi tiếng trong ngành, chân dài này đã trở thành tâm điểm của sự chú ý khi nàng gửi một bức thư ngỏ đăng trên BBC. Những lời tâm sự từ cô gái trẻ nhanh chóng được lan truyền trên các tờ báo và tạp chí sau đó, trở thành cảm hứng cho không ít phụ nữ tự tin về thân hình của mình.
"Tôi không nghĩ là chiến dịch quảng cáo áo tắm của mình lại được công chúng quan tâm đến vậy. Bản thân tôi vốn là người kín đáo, chỉ thích đọc sách, chơi game và yêu mèo quá đỗi thôi. Vì thế, sự quan tâm quá lớn từ dư luận trong thời gian qua quả là một bất ngờ 'kỳ quặc' đối với tôi. Tôi cảm thấy lạ khi mọi người cứ bàn tán loạn lên về chuyện mình mặc bikini thế nào vì thực sự đến bản thân tôi còn chả quan tâm".
Tuy nhiên, Jennie Runk thực sự "choáng" khi trang Fanpage trên Facebook của cô có hơn 2.000 người like chưa đầy 24 giờ, cô quyết định phải giành lấy cơ hội này để giúp thế giới trở nên tốt lành hơn bằng ủng hộ mọi người tự tin vào bản thân, đặc biệt là khi bản thân Jennie cũng nhận được rất nhiều lời động viên từ người hâm mộ.
Một số người tâm sự rằng nhờ những cảm hứng được truyền từ cô người mẫu "béo" mà họ có đủ dũng khí để mặc bikini lần đầu trong suốt hàng năm qua. Đây cũng chính là điều mà Jennie hướng tới: khiến mọi phụ nữ cảm thấy tự tin ngay cả khi cơ thể của họ không hoàn hảo. Lời nhắn nhủ này cũng cực kỳ quan trọng đối với các bạn gái tuổi teen. Đây là thời kỳ cực kỳ khó khăn đối với phụ nữ bởi họ cần mọi sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
Khi cơ thể người phụ nữ bắt đầu có sự thay đổi từ bên trong cũng là lúc dáng vẻ của mọi người trở nên hoàn toàn khác trước, lúc này họ phải chịu cùng một áp lực cực lớn vì phải cố gắng có được vẻ ngoài "chuẩn" giống nhau. Đó quả là một mốc khó khăn để đạt tới và Jennie từng ước mình chỉ mới 13 tuổi. Lúc dậy thì, với chiều cao 1m78 và size quần áo 8 theo chuẩn Mỹ (khoảng 10 tới 12 theo chuẩn Anh), cô từng ghen tị với rất nhiều cô gái có vóc dáng đủ để bạn trai bế lên vai ngồi.
"Các buổi tập gym hồi đó đúng là ác mộng. Trong khi các cô gái mảnh dẻ mặc short thì tôi phải mặc quần tập dài để che cặp đùi to bằng vòng eo của họ. Thậm chí những chiếc quần tập dài vẫn quá ngắn đối với tôi bởi mặc dù có vóc dáng cao lớn hơn người trưởng thành bình thường nhưng tôi vẫn mua quần áo ở chỗ dành cho những bé chưa đến tuổi teen", Jennie kể.
Đã có lúc, chân dài từng bị mọi người trêu chọc bởi mái tóc xoăn dày, cặp niềng răng cùng cặp kính màu be có viền là dây. Hơn tất thảy hồi thiếu nữ Jennie lúc nào cũng vụng về, vì vậy nói theo một cách nào đó thì tuổi thơ cô gắn liền với cụm từ 'kỳ quặc'.
Là người "sống sót" được sau thời kỳ khó khăn ấy, Jennie thấy mình có trách nhiệm phải chỉ cho các cô gái khác thấy rằng việc chấp nhận mình khác biệt là điều hoàn toàn chấp nhận được. "Bạn sẽ trưởng thành và vượt ra khỏi thời kỳ kỳ quặc một cách hoành tráng nhất. Hãy luôn là chính mình, thôi lo lắng về cặp đùi của bản thân vì thực sự chúng chẳng có vấn đề gì cả", nàng tâm sự.
Bản thân Jennie cũng chưa bao giờ nghĩ mình trở thành người mẫu trước khi được người ta phát hiện khi cô đang làm tình nguyện tại Petsmart.
Lúc đó, người ta cho cô hai lựa chọn, một là giảm cân và luôn giữ cho vóc dáng ở size 4 theo chuẩn Mỹ (tương đương 6 đến 8 theo chuẩn Anh), hai là tăng cân để mặc vừa quần áo cỡ 10 (chuẩn Anh là 12 đến 14) rồi theo đuổi nghiệp mẫu plus-size. Biết rằng cơ thể mình không bao giờ đạt được tới size 4 nên Jennie đã chọn cái còn lại
"Mọi người thường nghĩ quần áo cữ có chữ 'plus' đồng nghĩa với việc bạn béo, hay nói cách khác là xấu. Đó quả là lối suy diễn vô lý vì có rất nhiều phụ nữ mặc đồ plus-size vẫn có cơ thể đạt chuẩn trung bình của Mỹ. Ngay cả bản thân tôi cũng không bao giờ nghĩ việc mặc cùng một bộ quần áo mà size này lại đẹp hơn size kia được", chân dài viết.
Jennie cho rằng mặc dù việc tách biệt các khách hàng nữ với nhau thông qua kích cỡ quần áo có vẻ mang tính kỳ thị nhưng các công ty thời trang làm vậy để phục vụ cho đúng nhu cầu, giúp mọi người tìm được chính xác size quần áo phù hợp với bản thân cũng như phong cách của mình. Vấn đề duy nhất là người ta cứ vẫn giữ mãi thành kiến với những mẫu quần áo gắn mác plus-size.
"Chẳng có gì phải ghê gớm khi một ai đó sở hữu thân hình trung bình của một người phụ nữ Mỹ cả, thậm chí kể cả to lớn hơn. Có người mặc đồ cỡ 16 (chuẩn Anh là 18 đến 20) mà vẫn có cơ thể cực kỳ khoẻ mạnh cơ mà.
Còn chưa kể có một số thái độ tiêu cực với vóc dáng của phụ nữ. Trong khi người to lớn bị gọi là béo hay đồ sộ thì gầy lại bị gọi là 'cò hương'. Không nên tán dương quá lời về một kiểu cơ thể nào cả. Chúng ta nên dừng kiểu kỳ thị này lại. Nó chẳng giúp ích được cho ai cả mà thực ra xu hướng này cũng dần trở nên già cỗi rồi", người đẹp tâm đắc.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tròn trịa của Jennie Runk khi mặc bikini
Jennie Runk trẻ trung với đồ dạo biển
Thành Trương
Ảnh: Hufflingtonpost