Sáng 3/9, xe cứu thương của ông Đoàn Ngọc Hải, 52 tuổi, đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để tiếp nhận bệnh nhân, chở miễn phí về quê.
Sáng 3/9, xe cứu thương của ông Đoàn Ngọc Hải, 52 tuổi, đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để tiếp nhận bệnh nhân, chở miễn phí về quê.
Ông Hải đến Hà Nội lúc khoảng 8h, đi dép tổ ong. Trước khi ra Hà Nội, ông chở hai bệnh nhân nghèo về quê Đắk Nông, Quảng Nam.
Ông Hải đến Hà Nội lúc khoảng 8h, đi dép tổ ong. Trước khi ra Hà Nội, ông chở hai bệnh nhân nghèo về quê Đắk Nông, Quảng Nam.
Trong lúc đợi chờ bệnh nhân làm thủ tục suốt gần 3 tiếng, ông Hải tranh thủ chợp mắt để lấy lại sức.
Trong lúc đợi chờ bệnh nhân làm thủ tục suốt gần 3 tiếng, ông Hải tranh thủ chợp mắt để lấy lại sức.
Cách đây hơn một tuần, ông Hải dùng khoảng 700 triệu đồng tiền cá nhân để mua một chiếc xe và đăng ký thành xe cứu thương chuyên dụng.
"Từ lúc có xe, tôi đã chở được hai bệnh nhân, nhưng tiếc là trong đó một người đã qua đời", ông Hải cho hay.
Cách đây hơn một tuần, ông Hải dùng khoảng 700 triệu đồng tiền cá nhân để mua một chiếc xe và đăng ký thành xe cứu thương chuyên dụng.
"Từ lúc có xe, tôi đã chở được hai bệnh nhân, nhưng tiếc là trong đó một người đã qua đời", ông Hải cho hay.
Sáng nay, trong lúc đỗ xe trong khuôn viên bệnh viện, ông Hải được nhiều người nhận ra, xin chụp ảnh cùng.
"Tôi biết nhiều người nghĩ tôi PR bản thân, tôi làm màu, nhưng tôi không bao giờ làm điều đấy. Tôi sẽ làm công việc này cho tới lúc tay chân run lẩy bẩy hay bệnh tật ập đến thì mới chịu", ông Hải nói.
Sáng nay, trong lúc đỗ xe trong khuôn viên bệnh viện, ông Hải được nhiều người nhận ra, xin chụp ảnh cùng.
"Tôi biết nhiều người nghĩ tôi PR bản thân, tôi làm màu, nhưng tôi không bao giờ làm điều đấy. Tôi sẽ làm công việc này cho tới lúc tay chân run lẩy bẩy hay bệnh tật ập đến thì mới chịu", ông Hải nói.
Khoảng 11h, bà Ma Thị Thơm, quê Hà Giang, được bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho ra xe cứu thương đã chờ sẵn của ông Hải.
Khoảng 11h, bà Ma Thị Thơm, quê Hà Giang, được bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho ra xe cứu thương đã chờ sẵn của ông Hải.
Bà Thơm phải cưa một phần chân và gia đình khó khăn nên nhờ bệnh viện kết nối để ông Hải chở về.
Trên xe cứu thương, cựu lãnh đạo quận 1 thiết kế hai dãy ghế, một cho bệnh nhân và một cho người nhà, phần khoảng trống ở giữa cũng có thể đặt được một chiếc cáng nhỏ.
Trên xe cứu thương, cựu lãnh đạo quận 1 thiết kế hai dãy ghế, một cho bệnh nhân và một cho người nhà, phần khoảng trống ở giữa cũng có thể đặt được một chiếc cáng nhỏ.
Ông Hải cho biết suốt một tuần qua, dù chạy đi khắp nơi nhưng ông không cảm thấy mệt khi các nơi đều tạo điều kiện tốt, từ cảnh sát đến các lực lượng, nên cũng thuận lợi. Sau chuyến đi Hà Giang, ông Hải sẽ trở về Bệnh viện Việt Đức để chở tiếp một bệnh nhân ung thư nghèo về Quảng Ninh.
Ông Hải cho biết suốt một tuần qua, dù chạy đi khắp nơi nhưng ông không cảm thấy mệt khi các nơi đều tạo điều kiện tốt, từ cảnh sát đến các lực lượng, nên cũng thuận lợi. Sau chuyến đi Hà Giang, ông Hải sẽ trở về Bệnh viện Việt Đức để chở tiếp một bệnh nhân ung thư nghèo về Quảng Ninh.
Phạm Chiểu