Những tưởng ý định xin bảo hộ bản quyền kỳ quái trên bị ngăn chặn ngay nhưng cơ quan của EU lại đóng dấu ký tên cái rẹt. Tuy nhiên, họ cũng kèm theo điều kiện như trong luật định “nếu trong vòng ba tháng mà không ai kiện cáo gì, yêu cầu của Alvito Holding coi như được thông qua”.
Tin dữ trên truyền đi trong cộng đồng người Trung Quốc nhanh như điện chớp. Sau 21 ngày kể từ khi EU ký tên đóng dấu, đại diện cơ quan về nhãn hiệu và bằng sáng chế Bắc Kinh đã trình lên văn phòng EU tại Bắc Kinh một bản kháng nghị có hàng chục nghìn chữ ký. Chưa kể người TQ còn đưa lên mạng hàng trăm thông điệp phản đối. Cựu trưởng đoàn đàm phán của TQ về thương hiệu các sản phẩm sở hữu trí tuệ của GATT (tổ chức tiền thân của WTO) Dong Baolin gọi chuyện này là một hành vi “kỳ thị” đối với nhãn hiệu “Made in China”.
(Theo Tuổi Trẻ)