Cậu ấm thơ ngây
... Một bộ phim không thể tìm cho mình được một cấu trúc chứ không phải phá vỡ cấu trúc để đóng góp thêm cho nghệ thuật kể chuyện điện ảnh một giọng điệu mới mẻ".
Ngoài vấn đề nếu cứ uống bia thì sẽ có ngày to bụng, bộ phim không mang tới cho người xem cái không khí của cuộc sống hiện tại cũng như những khai phá vào thế giới con người. Những nhân vật trong phim với câu chuyện lập lờ thiên về bề mặt của mình, chứ không phải lấp lửng hóa như một thủ pháp, hoàn toàn không có khả năng gợi lên bất cứ sự đồng cảm nào từ người xem.
Anh Phan Đăng Di cũng có thể đổ cho diễn xuất lờ mờ của diễn viên nhưng thử hỏi đất đâu cho họ diễn? Ánh sáng tù mù. Cách quay chết cộng với phần lớn sự bất động của nhân vật theo cả hai hướng tâm lý, hành động và di chuyển trong cảnh đã làm chết nhịp điệu của phim. Từ hai phim ngắn Sen và Khi tôi hai mươi đến Bi đừng sợ vẫn là Phan Đăng Di màu mè kiểu cách một cách không cần thiết nếu không nói là phản cảm bởi bộ phim không tồn tại một cái đẹp đúng nghĩa nào cả.
![]() |
Một cảnh trong phim "Bi, đừng sợ". |
Sự tương phản, mâu thuẫn thế hệ nếu có sẽ điểm nhấn và là chiều khóa để mở lối đi nào đó vào bộ phim cũng chỉ được khai thác một cách hời hợt. Không phải là cảm giác chưng hửng hay hoang mang hay cô đơn hoặc giả sử là băn khoăn day dứt mà chỉ có một thứ gợi lên là... ấm ức khi phim kết thúc.
Có quá nhiều cảnh phim vụn nếu không nói chúng vô nghĩa và thừa thãi. Sự thừa thãi ở cả một số nhân vật và bối cảnh nhưng lại thiếu những hiểu biết tối thiểu về phong tục tang lễ, giỗ chạp của người Việt.
Nói như em Hoàng, bộ phim chỉ là sự mô phỏng không và sẽ mãi không tới của Yi Yi. Và nói như một em bé khoảng chứng 6 tuổi khi được mẹ cho đi xem đã vô tư thốt lên giữa rạp khi phim kết thúc: Phim chẳng có gì vui!
Nói theo cách của thời cơ chế thị trường, nếu muốn chơi nghệ thuật thì cũng nên chơi cho đáng đồng tiền bát gạo chớ.
Cũng với trường hợp này, bạn tôi - người đã định từ bỏ việc học điện ảnh để làm điện ảnh thực thụ, nói: "Đã đọc review Bi, đừng sợ của anh. Chà, anh nói đúng. Em nhận thấy những điều này sau vài lần ngẫm nghĩ lại sau khi xem. Đúng là nhiều cái thừa và nhiều cái thiếu.
Nhưng, nói cho cùng, em vẫn thích phim này. Hơi cá nhân một chút. Khi coi xong ở Lit, em có nói với chị bạn: "Phim hay", chị ấy hỏi: "Hay thế nào?", "Không biết hay thế nào thì mới hay". Lại có người hỏi em: "Phim nói gì?", em cũng nghĩ và nói: "Phim không nói gì cả".
Điều quan trọng là Bi, đừng sợ thiếu đi sự diễn giải của cha đẻ, nghĩa là anh Phan Đăng Di cần đưa ra một diễn giải và hoàn cảnh thích hợp để từ đó, khán giả vin vào mà đi vào phim. Bởi vì "không có tác phẩm nào có thể trở thành nghệ thuật nếu thiếu đi sự diễn giải hợp lý".
Triễn lãm ướp xác hay Bi, đừng sợ. Em nghĩ cũng giống nhau".
Tôi muốn gặp bạn để hôn thắm thiết. Nhưng trước khi có thể làm việc đó, bạn gửi cho tôi hai bức hình này kèm chú thích.
Những hộp xà phồng xếp chồng lên nhau. Tác phẩm của Warhol.
Người ta đi xem một chiếc hộp xà phòng không khác gì so với cái hộp bán trong siêu thị, chỉ khác là cái hộp này lồng kính, đặt một vị trí trang trọng trong gallery và vì nó được gọi là "một tác phẩm nghệ thuật".
Nhiều lúc, sợ người ta "phụ rẫy" mình, tôi cong cớn ồn ào bực tức khẳng định cái quyền từ chối kết nối với người ta. Còn bạn nhắn cho tôi cái tin: "Life is fantastic than any fiction" - "Đời thú vị hơn bất kỳ sự hư cấu nào". Giờ em mới dần nhận ra điều này". Em nhắn lúc đang ngồi công viên và tự nhiên thấy mọi thứ quá sinh động hấp dẫn mình, cây cối con người tiếng đàn... Đúng là thú vị thật, vì ở đời nhiều khi người ta bị những vố mà mình không biết vì sao. Và tôi - người đã tạo ra cái vố đó vì cơn bốc đồng của tuổi tiền mãn teen đã thấy mình - như cái tượng thạch cao đặt trên kệ sách tối qua, rớt xuống đất và vỡ tan nát.
Hôm nay, anh Lâm Thao nhắn tin hỏi tôi có muốn một cuốn Bốn mùa, trời và đất của Maria Sandor không? Tôi ngẩn ngơ. Tôi từng năn nỉ gần đến độ cắn rơm cắn cỏ với một người, bị người đó hành hạ đủ trò chỉ vì lời hứa sẽ dành tặng cho cuốn này. Đến khi quá tuyệt vọng và kịp nhận ra người đó sẽ không bao giờ làm cái điệu tử tế như một kẻ trượng phu, tôi đành bỏ tiền túi ra để mua. Nhưng tôi không tiếc rẻ vì lời đề nghị của anh Thao đến muộn, tôi vui vì cái cuộc đời rất ư vô lý này đôi khi có những kết nối rất đáng yêu.
![]() |
Một cảnh trong phim "Bi, đừng sợ". |
Đó phải chăng là "chất kết nối lỏng lẻo, nhẹ nhàng" mà văn chương, nghệ thuật cần có, theo cách của Marai Sandor hay sự diễn giải hợp lý mà bạn tôi tiếc rẻ cho trường hợp của Bi, đừng sợ.
Vài nét về blogger:
Cao 1 mét 72 nặng 50 cân mốt. Soi gương đếm đủ xương sườn. Co mình đầu gối quá tai. Nhấm nháp móng tay để nuôi lớn hình hài ủ đột - Cậu ấm thơ ngây.
Bài đã đăng: Trước khi đi ngủ, Trẻ con lắm, trẻ con không chịu nổi, Lá thư cũ gửi cô giáo cũ, Quick, Snow và tôi, Tôi không thể.