Giá xăng dầu tăng liên tục khiến giá cả các mặt hàng thực phẩm cũng tăng lên. Tại các chợ truyền thống như chợ Đình Thôn (Nam Từ Liêm), các loại hàng rau củ quả, thủy hải sản... đều tăng mạnh.
Giá xăng dầu tăng liên tục khiến giá cả các mặt hàng thực phẩm cũng tăng lên. Tại các chợ truyền thống như chợ Đình Thôn (Nam Từ Liêm), các loại hàng rau củ quả, thủy hải sản... đều tăng mạnh.
Chị Phúc, chủ cửa hàng nông sản khô ở chợ Đình Thôn, cho biết giá nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng từ cuối tháng 2 năm nay, trong đó gạo tăng 2.000 - 3.000 đồng/kg. Cụ thể, nếp hoa vàng 25.000 đồng/kg, tám Hải Hậu 17.000/kg, gạo lứt đỏ 20.000 đồng/kg, tám Thái 18.000 - 20.000 đồng/kg, đậu bóc vỏ tăng 3.000 đồng từ 37.000 lên 40.000 đồng/kg.
Chị Phúc, chủ cửa hàng nông sản khô ở chợ Đình Thôn, cho biết giá nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng từ cuối tháng 2 năm nay, trong đó gạo tăng 2.000 - 3.000 đồng/kg. Cụ thể, nếp hoa vàng 25.000 đồng/kg, tám Hải Hậu 17.000/kg, gạo lứt đỏ 20.000 đồng/kg, tám Thái 18.000 - 20.000 đồng/kg, đậu bóc vỏ tăng 3.000 đồng từ 37.000 lên 40.000 đồng/kg.
Theo khảo sát, giá trứng vịt 33.000 - 35.000 đồng/chục, trứng gà đỏ 28.000 - 30.000 đồng/chục.
Giá nhiều mặt hàng như rau liên tục tăng cao. Rau muống 9.000 - 11.000 đồng/bó, rau dền từ 5.000 đồng lên 7.000 - 8.000 đồng/bó. Bắp cải từ 6.000 đến 7.000 đồng/kg lên 17.000 đồng/kg.
Giá nhiều mặt hàng như rau liên tục tăng cao. Rau muống 9.000 - 11.000 đồng/bó, rau dền từ 5.000 đồng lên 7.000 - 8.000 đồng/bó. Bắp cải từ 6.000 đến 7.000 đồng/kg lên 17.000 đồng/kg.
Giá hàng thiết yếu tăng mạnh tác động trực tiếp đến túi tiền người tiêu dùng. Chị Linh cho biết giá hàng hóa tăng khiến chị 'đứng ngồi không yên'. 'Ra chợ mua con cá, bó rau đều thấy giá cao hơn so với mọi lần khiến tôi không khỏi sốt ruột. Giờ giá rau đắt ngang thịt, thậm chí mua rau tôi còn đắn đo hơn mua thịt. Súp lơ nhỏ 18.000 đồng, loại lớn thì 20.000 đồng. Còn rau cải 15.000 - 20.000 đồng/kg', chị nói.
Giá hàng thiết yếu tăng mạnh tác động trực tiếp đến túi tiền người tiêu dùng. Chị Linh cho biết giá hàng hóa tăng khiến chị 'đứng ngồi không yên'. 'Ra chợ mua con cá, bó rau đều thấy giá cao hơn so với mọi lần khiến tôi không khỏi sốt ruột. Giờ giá rau đắt ngang thịt, thậm chí mua rau tôi còn đắn đo hơn mua thịt. Súp lơ nhỏ 18.000 đồng, loại lớn thì 20.000 đồng. Còn rau cải 15.000 - 20.000 đồng/kg', chị nói.
Là nội trợ trong gia đình, chị Hoa không khỏi lo lắng khi gần đây các loại thực phẩm liên tục tăng giá. Chị phải cân nhắc, tính toán lại chi tiêu trong gia đình. 'Mấy hôm nay đi chợ, mua đồ gì cũng thấy tăng giá. Cánh gà 70.000 đồng/kg giờ lên 80.000 đồng/kg. Mì tôm ba miền từ 30.000 đồng/chục lên 40.000 đồng/chục. Giờ phải hà tiện, ăn ít hơn. Thay vì chỉ mất 100.000 đồng đi chợ mỗi ngày, giờ tôi tiêu tốn 150.000 - 160.000 đồng', chị nói.
Là nội trợ trong gia đình, chị Hoa không khỏi lo lắng khi gần đây các loại thực phẩm liên tục tăng giá. Chị phải cân nhắc, tính toán lại chi tiêu trong gia đình. 'Mấy hôm nay đi chợ, mua đồ gì cũng thấy tăng giá. Cánh gà 70.000 đồng/kg giờ lên 80.000 đồng/kg. Mì tôm ba miền từ 30.000 đồng/chục lên 40.000 đồng/chục. Giờ phải hà tiện, ăn ít hơn. Thay vì chỉ mất 100.000 đồng đi chợ mỗi ngày, giờ tôi tiêu tốn 150.000 - 160.000 đồng', chị nói.
So với các mặt hàng thiết yếu khác, giá thịt lợn vẫn ổn định, không thay đổi so với trước. Cụ thể, thịt ba chỉ 120.000 đồng/kg, xương cục 50.000/kg, thịt vai sấn 90.000/kg, sườn 120.000/kg.
So với các mặt hàng thiết yếu khác, giá thịt lợn vẫn ổn định, không thay đổi so với trước. Cụ thể, thịt ba chỉ 120.000 đồng/kg, xương cục 50.000/kg, thịt vai sấn 90.000/kg, sườn 120.000/kg.
Một số mặt hàng như mỳ tôm, mắm, dầu ăn cũng tăng 10% so với đầu năm.
Huyền Anh (28 tuổi), quận Bắc Từ Liêm, cho biết chị thường đi siêu thị mua đồ cho cả tuần nên khi một số mặt hàng tăng cũng khiến chị phải tốn thêm đến cả trăm nghìn. 'Sự biến động của giá nhiên liệu rõ ràng đang lan tỏa sang những mặt hàng khác. Một số thứ có thể cắt giảm không sao nhưng nhu yếu phẩm như gạo, trứng, sữa cũng đồng loạt tăng giá thì đó thực sự là vấn đề với người tiêu dùng như chúng tôi', chị nói.
Huyền Anh (28 tuổi), quận Bắc Từ Liêm, cho biết chị thường đi siêu thị mua đồ cho cả tuần nên khi một số mặt hàng tăng cũng khiến chị phải tốn thêm đến cả trăm nghìn. 'Sự biến động của giá nhiên liệu rõ ràng đang lan tỏa sang những mặt hàng khác. Một số thứ có thể cắt giảm không sao nhưng nhu yếu phẩm như gạo, trứng, sữa cũng đồng loạt tăng giá thì đó thực sự là vấn đề với người tiêu dùng như chúng tôi', chị nói.
'Chỉ tính riêng chi phí ăn uống, mỗi tuần tôi mất thêm 400.000 - 500.000 đồng, chưa kể tiền xăng xe đi lại. Tôi phải cắt giảm nhiều khoản chi tiêu không cần thiết để cân đối tài chính. Mỗi lần đi chợ, tôi đều đau đầu tính toán làm sao để vừa mua đủ đồ mà không bị vỡ quỹ', chị Ngọc Diễm, nhân viên văn phòng ở quận Cầu Giấy (Hà Nội), cho biết.
'Chỉ tính riêng chi phí ăn uống, mỗi tuần tôi mất thêm 400.000 - 500.000 đồng, chưa kể tiền xăng xe đi lại. Tôi phải cắt giảm nhiều khoản chi tiêu không cần thiết để cân đối tài chính. Mỗi lần đi chợ, tôi đều đau đầu tính toán làm sao để vừa mua đủ đồ mà không bị vỡ quỹ', chị Ngọc Diễm, nhân viên văn phòng ở quận Cầu Giấy (Hà Nội), cho biết.
Chị Huyền Trang, chủ quán cơm ở đường Mỹ Đình, lo lắng khi nguyên liệu liên tục tăng giá. 'Chưa năm nào giá hàng hóa lại tăng nhiều như vậy. Điều này khiến chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc cân đo đong đếm lượng thức ăn cho khách', chị Trang nói.
Chị Huyền Trang, chủ quán cơm ở đường Mỹ Đình, lo lắng khi nguyên liệu liên tục tăng giá. 'Chưa năm nào giá hàng hóa lại tăng nhiều như vậy. Điều này khiến chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc cân đo đong đếm lượng thức ăn cho khách', chị Trang nói.
VnDirect dự báo giá hàng hóa sẽ tiếp tục gia tăng và gây áp lực lên lạm phát toàn cầu, chứ không riêng Việt Nam.
VnDirect dự báo giá hàng hóa sẽ tiếp tục gia tăng và gây áp lực lên lạm phát toàn cầu, chứ không riêng Việt Nam.
Tùng Đinh