Nhóm nghiên cứu do giáo sư Jan Born đứng đầu đã tìm thấy trong số những người được yêu cầu giải đố, nhóm được ngủ tìm ra câu trả lời nhanh hơn những người không ngủ.
"Ngủ kích thích suy nghĩ", Born nói. "Ngủ không chỉ giúp thư giãn mà còn là giải pháp cho các vấn đề. Ngủ cũng rất quan trọng để học một cách hiệu quả".
Theo Born, thông tin mới luôn có liên quan tới thông tin thuộc trí nhớ dài hạn. Giấc mơ không mộng mị đặc biệt quan trọng cho sự liên hệ này. Giấc ngủ không chỉ tăng cường trí nhớ thông thường mà cả "trí nhớ" của hệ miễn dịch. Một người ngủ sau khi tiêm chủng sẽ tạo "trí nhớ" tốt hơn cho hệ miễn dịch để chống lại sự lây nhiễm.
Theo VnExpress, trong một thí nghiệm, những người tham gia được tiêm phòng bệnh viêm gan A. Một nửa nhóm đi ngủ sau đó trong khi nửa còn lại thức. "4 tuần sau, nhóm hai - những người không ngủ sau khi tiêm - chỉ có một nửa lượng kháng thể so với nhóm ngủ", Born cho biết.
Nhưng nhà tâm lý Petra Hasselbach cũng cảnh báo không nên ngủ quá nhiều và quá lâu. Những người này sẽ tăng gấp đôi nguy cơ chết sớm trong vòng 10 năm, so với những người ngủ trung bình 6-8 tiếng mỗi đêm.