Người phỏng vấn thường sẽ không cho biết điều gì đã loại bạn. Hầu hết chính sách của các phòng nhân sự là không cung cấp thông tin về buổi phỏng vấn bởi họ e ngại bị cho là có sự phân biệt nếu một ứng viên nào đấy hiểu nhầm thông tin phản hồi. Tuy nhiên, đôi khi người phỏng vấn sẽ hé mở cho bạn một số thông tin hữu ích.
Thỉnh thoảng phê bình thật không dễ dàng. Một người phỏng vấn nói cho ứng viên phòng bán hàng rằng việc cô ta không bắt tay hội đồng phỏng vấn khi kết thúc đã gây bất lợi cho cô ta. Một ứng viên khác lại được báo rằng tính cách của cô không phù hợp với văn hóa công ty, điều này khiến cô ta mãi lo nghĩ, liệu tính tình của mình có điều gì không ổn.
Đừng để những chính sách hoặc lời phê bình khiến bạn chùn bước. Hãy sẵn sàng đón nhận sự thật nếu bạn có được một người nào đấy sẵn lòng chỉ dẫn, cho dù sự thật có khó nghe đến mấy.
Sáu điều cần nhớ khi hỏi xin thông tin phản hồi
- Hãy chắc rằng bạn nén lại sự thất vọng khi không nhận được đề nghị làm việc và nói rằng bạn thích được phỏng vấn nếu như có cơ hội nào khác mở ra. Nhấn mạnh rằng công ty này vẫn là lựa chọn hàng đầu của bạn.
- Lịch sự hỏi rằng liệu có nhận xét phản hồi nào để giúp bạn cải thiện cơ hội của mình cho cuộc phỏng vấn sắp tới hay không. Liệu có điều gì cụ thể lẽ ra có thể đã giúp bạn giành được việc làm?
- Lắng nghe cẩn thận bất kỳ lời khuyên nào và ghi lại. Đừng tranh cãi và tự vệ. Bạn đang hỏi xin thông tin phản hồi chứ không phải cơ hội làm lại.
- Cố gắng thảo luận ngắn gọn. Chỉ nên hỏi thêm một hoặc hai câu rồi kết thúc cuộc trò chuyện.
- Cảm ơn người phỏng vấn bạn vì đã cho thông tin phản hồi và cơ hội để cải thiện kỹ năng của bạn. Khẳng định lại rằng một khi có cơ hội nào khác mở ra ở công ty, bạn sẽ thích được phỏng vấn lại.
- Tiếp nhận lời khuyên và suy nghĩ đến việc thay đổi một số kỹ thuật để cải thiện buổi phỏng vấn sắp tới.
Nên nhớ rằng bạn có thể học hỏi và tiến bộ từ mỗi kinh nghiệm phỏng vấn, cho dù bạn có nhận được thông tin phản hồi hay không.
(Theo JobVN)