Mối liên hệ giữa vật lý hiện đại và đạo học phương Đông

Cuốn sách Đạo của vật lý xuất bản năm 1974 đã gây tiếng vang lớn trong giới khoa học và triết học, khi khám phá sự trùng hợp về nhận thức luận của vật lý hiện đại với đạo học phương Đông.

Để chuẩn bị cho 30 triệu thanh niên Việt nền tảng tri thức đúng đắn và toàn diện, tạo nên sức mạnh tri thức, từ đó chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, thể chất để khởi chí - lập thân - khởi nghiệp giúp quốc gia giàu mạnh và trường tồn, Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ đã tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn từ hàng nghìn tấm gương danh vĩ nhân thành công nhất của nhân loại, xây dựng "Tủ sách nền tảng đổi đời" và "Hành trình từ trái tim".

Sự hùng mạnh của một quốc gia không phụ thuộc vào diện tích lớn nhỏ, dân số ít nhiều, tài nguyên thiên nhiên nhiều hay ít... mà phụ thuộc vào ba thành tố căn bản: độ lớn của khát vọng - chí hướng quốc gia, trí huệ - sự minh triết của quốc gia, sự đoàn kết toàn diện của quốc gia.

"Hành trình từ trái tim - Hành trình lập chí vĩ đại - Khởi nghiệp kiến quốc cho 30 triệu thanh niên Việt" do Tập đoàn Trung Nguyên Legend khởi xướng hơn 10 năm qua đã nhận được sự đồng hành của nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các nhân vật ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực trong nước và quốc tế; cùng các cơ quan, đơn vị truyền thông.

Thông qua hành trình, hàng chục triệu cuốn sách quý thấm đẫm tư duy biện chứng, tuần hoàn liên thông từ lập thuyết đến thực hành, hợp nhất tinh hoa nhân loại của "Tủ sách nền tảng đổi đời" đã đến với các thế hệ thanh niên Việt Nam. Để từ đó, những thế hệ thanh niên Việt cùng nhau nỗ lực học tập, luyện rèn, chuyển hóa từ sức mạnh tri thức, sức mạnh tinh thần thành sức mạnh thể chất, sức mạnh vật chất để tạo nên một dân tộc vĩ đại và trường tồn.

Vậy nên, chúng ta cần tình yêu thương của nhau, động viên nhau, là chỗ dựa đáng tin cậy của nhau, cùng vượt qua mọi sự khác biệt, bất đồng, hận thù trong quá khứ (nếu có); vượt qua những điều riêng tư, lẽ bình thường để cùng nhau nung rèn chí lớn, truy cầu và chia sẻ ánh sáng tri thức cho nhau và cho toàn nhân loại; vượt qua mọi xung đột, mọi nguy cơ và thảm họa (dù thiên tai hay nhân tạo) để cùng kiến tạo một nền văn minh tiến bộ mới, bền vững hơn, thịnh vượng hơn, nhân văn hơn, hạnh phúc hơn cho mình và cho toàn thế giới.

Sự khác nhau và tương đồng giữa vật lý hiện đại và đạo học phương Đông

Fritjof Capra là giáo sư vật lý tại các đại học và viện nghiên cứu nổi tiếng tại Mỹ và Anh. Cuối những năm 1960, ông bắt đầu chú ý đến các tương đồng giữa những phát hiện của ngành vật lý hiện đại với các quan niệm của những nền đạo học phương Đông như Ấn Độ giáo, Phật giáo và Đạo giáo... Đến năm 1974, ông xuất bản cuốn sách Đạo của vật lý, bàn về mối tương quan của nền vật lý hiện đại với đạo học phương Đông.

Vật lý là một môn khoa học chính xác, dựa trên ngôn ngữ phức tạp của ngành toán học hiện đại. Còn đạo học phương Đông là môn tu học tâm thức, chủ yếu dựa trên thiền định quan sát, tri kiến không thể dùng ngôn từ để diễn tả. Vật lý hiện đại và đạo học phương Đông thoạt nhìn có vẻ khác nhau nhưng chúng có những điểm tương đồng đáng kinh ngạc, tất cả đều bắt đầu từ khái niệm tri kiến - được chia thành hai dạng là suy luận và trực giác.

Khoa học vật lý được coi là lĩnh vực của tri thức suy luận, nó đo lường, định lượng, phân loại và phân tích để hiểu thế giới vật chất. Còn đạo học chú tâm tìm kiếm kinh nghiệm trực tiếp với thực tại, thực tại này không chỉ xuyên suốt tư duy suy luận mà cả mọi cảm thọ giác quan. Mặt lý tính của vật lý học cũng có yếu tố trực giác, các nhà khoa học phải sáng tạo để phát triển các lý thuyết và đạt được những hiểu biết mới. Tương tự, cũng có yếu tố suy luận hợp lý trong triết học phương Đông.

Giống như các nhà vật lý, các nhà đạo học phương Đông học hỏi thông qua quan sát. Sự khác biệt duy nhất là nhà vật lý quan sát thông qua thí nghiệm khoa học thì các nhà đạo học lại quan sát thông qua sự xem xét nội tâm. Một sự tương đồng nữa giữa phương pháp của nhà vật lý và nhà đạo học là những quan sát của họ nằm trong những lĩnh vực mà giác quan bình thường không với tới được. Trong vật lý, đó là lĩnh vực của nguyên tử và hạ nguyên tử; trong đạo học, đó là tình trạng phi thường của ý thức.

Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng.
Albert Einstein (1879 – 1955)

Đạo của vật lý chứng minh rằng bất chấp những khác biệt rõ ràng giữa đạo học phương Đông và khoa học phương Tây, chúng ta vẫn có thể thu hẹp khoảng cách giữa hai lĩnh vực. Bằng cách nhận ra những điểm tương đồng giữa hai lĩnh vực, con người có thể đạt được những hiểu biết mới về bản chất của thực tế và vị trí của chúng ta trong đó. Chúng ta cũng có thể học cách nắm lấy mối liên kết giữa vạn vật và vượt ra ngoài lối suy nghĩ nhị nguyên.

Những điểm tương đồng nổi bật

Mặc dù vật lý dựa trên toán học và quan sát thực nghiệm, còn đạo học phương Đông tập trung vào thiền định và trực giác, cả hai lĩnh vực đều có những điểm tương đồng trong quá trình tìm kiếm kiến thức. Tác giả Capra đã dành phần lớn cuốn sách để khám phá chín điểm tương đồng giữa những phát hiện mới của ngành vật lý hiện đại với quan niệm của nền đạo học phương Đông: Tính nhất thể của vạn sự, Vượt trên thế giới nhị nguyên, Không gian - Thời gian, Vũ trụ động, Không và Sắc, Điệu múa vũ trụ, Cấu trúc đối xứng Quark - Một công án mới, Các mẫu hình biến dịch, Sự dung thông.

Đặc điểm quan trọng nhất của thế giới quan phương Đông là ý thức về tính nhất thể và mối tương quan của mọi sự vật và mọi biến cố. Mọi hiện tượng trong thế giới đều là biểu hiện của một thực thể cơ bản duy nhất. Tất cả mọi sự vật đều được xem là có liên quan với nhau và là thành phần bất khả phân của một cái toàn thể trong vũ trụ. Tính nhất thể căn bản này cũng là một trong những phát hiện quan trọng nhất của nền vật lý hiện đại. Nghiên cứu những mô hình của vật lý hạ nguyên tử dẫn đến một kiến giải duy nhất: đó là các thành phần vật chất và hiện tượng tham gia đều nằm trong một mối liên hệ với nhau và phụ thuộc lẫn nhau.

Nền vật lý hiện đại nhìn vũ trụ như một tấm lưới đầy mối liên hệ và nhận thức, cũng như đạo học phương Đông, rằng thể nội tại của nó là động.
Fritjof Capra, tác giả "Đạo của vật lý"

Fritjof Capra chỉ ra rằng cả vật lý hiện đại và triết lý phương Đông đều đề cập đến một thực tại thống nhất, trong đó mọi thứ đều liên kết với nhau. Trong vật lý hiện đại, điều này được thể hiện trong thuyết tương đối tổng quát của Einstein, cho thấy không gian và thời gian trong một thực thể thống nhất, không thể tách rời được gọi là không - thời gian. Tương tự, đạo học phương Đông nhấn mạnh đến sự thống nhất của vạn vật, kể cả không gian và thời gian, hướng tới sự hiểu biết chung về bản chất của thực tại.

Trong nền vật lý hiện đại, vũ trụ được thấy như một cái toàn thể năng động. Điều này hiện rõ trong thuyết lượng tử, thuyết tương đối và càng rõ hơn trong mô hình lượng tử - tương đối của thế giới hạ nguyên tử, cho thấy các hạt chuyển động không ngừng. Hơn nữa, bản thân vũ trụ đang không ngừng giãn nở - khám phá đã trở thành một trong những nguyên tắc nền tảng của thiên văn học hiện đại. Các nhà đạo học phương Đông từ lâu đã tin rằng thế giới là một thể động, tất cả chúng ta đều là một phần của một tổng thể lớn hơn, luôn thay đổi.

Những điểm tương đồng giữa vật lý hiện đại và đạo học phương Đông có ý nghĩa quan trọng đối với cách chúng ta nhìn nhận bản thân và vị trí của chúng ta trong vũ trụ. Chúng cho thấy rằng vật lý hiện đại không chỉ là một ngành khoa học của vật chất và năng lượng, mà còn là khoa học của nhận thức và tâm thức, đạo học phương Đông cũng có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc về thế giới vật chất.

Khoa học không cần biết tới đạo học, đạo học không cần biết tới khoa học, nhưng con người cần cả hai.
Fritjof Capra, tác giả "Đạo của vật lý"

Cuốn sách Đạo của vật lý được tuyển chọn vào "Tủ sách nền tảng đổi đời của Trung Nguyên Legend.

Đạo của vật lý là một cuốn sách đáng đọc cho bất kỳ ai quan tâm đến vật lý, triết học hoặc cách chúng ta nhìn nhận thế giới. Cuốn sách này có thể người đọc mở rộng tầm nhìn và suy nghĩ về thế giới theo một cách mới mẻ. Cuốn sách được Nhà sáng lập - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ cẩn trọng, tuyển chọn, thuộc lĩnh vực Khoa học trong "Tủ sách Nền tảng đổi đời". Độc giả có thể tìm đọc và chọn mua sách tại các không gian Trung Nguyên Legend, Trung Nguyên E-Coffee trên toàn quốc hoặc tại App Trung Nguyên Legend.

Video giới thiệu cuốn sách Đạo của vật lý

Giới thiệu cuốn sách Đạo của vật lý
 
 

Tủ sách Nền tảng đổi đời tập hợp tinh hoa tri thức toàn nhân loại, gồm hơn 100 đầu sách quý được Nhà sáng lập - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết tuyển chọn từ hàng triệu cuốn sách và hàng nghìn tấm gương vĩ nhân thành công nhất của nhân loại.

Tủ sách cung cấp kiến thức kiến thức về 12 lĩnh vực căn cốt nhất của đời sống bao gồm huyền học, triết học, khoa học, chính trị, kinh tài, tâm lý, xã hội học, đạo đức, nghệ thuật - mỹ học, âm thanh - ngôn ngữ học, y học và võ học nhằm khích việc học hỏi, tiếp thu và ứng dụng tinh hoa tri thức nhân loại.

Từ đó, sức mạnh tri thức có thể chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần, giúp mỗi cá nhân và cả quốc gia rút ngắn con đường đi đến thành công và hạnh phúc đích thực.

Một dân tộc vĩ đại là dân tộc biết thượng tôn tri thức, khát khao truy cầu và chia sẻ chân lý.

Tri thức là ánh sáng, là sức mạnh của dân tộc.

(Nguồn: Trung Nguyên Legend)