Từ Paris đến California, từ Berlin đến Shanghai, văn hóa đồ hoạ của người Nhật đã chinh phục cảm tình của những người yêu cái đẹp trên toàn thế giới. Có lẽ tình yêu thiên nhiên và mong muốn mang thiên nhiên vào cuộc sống hàng ngày đã giúp các nghệ sĩ Nhật Bản chuyển tải thành công các yếu tố của thiên nhiên vào cuộc sống thường ngày qua kiến trúc, mỹ thuật. Ít người biết rằng, ngoài hoa Anh đào, người Nhật còn yêu mến chiếc lá Ginkgo – tượng trưng cho sự kiên trì bền bỉ của con người và đất nước mặt trời mọc.
Loài cây “xưa như trái đất”
Cây Ginkgo, còn gọi là cây bạch quả, loài cây lâu đời trên thế giới. Những chiếc lá Ginkgo hình quạt được tìm thấy trong các hồ sơ hóa thạch có từ 225 triệu năm trước (từ thời Khủng Long). Trong nhiều thế kỷ, cây Ginkgo được coi là biểu tượng của hy vọng và hòa bình tại châu Á đại lục. Tại Nhật Bản, nó nhanh chóng trở thành loài cây nổi tiếng.
Loài cây có sức sống bất diệt
Ở Nhật, Ginkgo là một trong số 170 cây hibaku, có nghĩa là “thứ đã trải nghiệm một quả bom hạt nhân”. Loài cây này đã sống sót kỳ diệu sau vụ nổ bom nguyên tử tại thành phố Hiroshima diễn ra vào tháng 8 năm 1945. Những tác động khủng khiếp và thiệt hại nặng nề đến nỗi người ta dự đoán rằng không gì có thể phát triển trong vòng 75 năm.
Một trong những cây Ginkgo đã sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima được trồng ở khu vực gần trung tâm vụ nổ, tại Peace Park. Kể từ đó, cây được mệnh danh là "người mang niềm hy vọng". Người Nhật thường đến đây và để lại những lời cầu nguyện bình an khắc trên vỏ cây.
Cây Ginkgo – Vẻ đẹp thiên nhiên ưu đãi Nhật Bản
Mùa thu, nhiều nơi tại Nhật Bản được nhuộm một màu vàng ươm của mùa thay lá, nổi bật là vẻ đẹp của rừng lá Ginkgo – lá bạch quả. Tại Đại học Tokyo, cứ cuối thu cả rừng cây Ginkgo chuyển màu lá từ xanh sang vàng, tung mình theo gió như những đôi chân thiên nga chạm đến bầu trời. Từ năm 1989, lá cây Ginkgo đã trở thành biểu tượng chính thức cho thủ đô Tokyo, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, sự vững vàng bền bỉ, và vẻ đẹp “trường tồn”. Trên đường phố Nhật Bản, đại lộ, hay đền chùa, không khó để bắt gặp những cây Ginkgo với những chiếc lá hình quạt cao vút tầm mắt. Dịp này, người Nhật có thú vui đi ngắm lá vàng, lá đỏ còn được gọi là Momiji – gari, tạm dịch là “nhặt lá thu”. Du khách bốn phương cũng rất thích đến Nhật Bản vào thời điểm này để chiêm ngưỡng khung cảnh vàng ruộm mà đất trời ưu đãi nước Nhật.
Chiếc lá mang nét đẹp văn hóa nghệ thuật
Chiếc lá Ginkgo với sức sống bất diệt đã đi vào nhiều tác phẩm nghệ thuật và văn hóa Nhật Bản. Người ta dùng gỗ của cây Ginkgo để chạm trổ, chế tạo bàn và các con cờ, những vật dụng trong buổi trà đạo hoặc các vật dụng trên bàn thờ, chùa miếu và làm giấy. Hình dáng lạ và màu sắc ấn tượng, chiếc lá Ginkgo được người Nhật sử dụng làm dải đánh dấu trang, hay họa tiết trên chiếc áo Kimono, khăn quàng, khăn tay, đồ trang sức, hoặc làm hình vẽ trang trí trên các tác phẩm gốm, lọ, tranh vẽ, tranh khắc gỗ, sơn mài, in ấn…
Ở Việt Nam, biểu tượng chiếc lá Ginkgo cũng được đưa vào nhiều không gian kiến trúc, bài trí kiểu Nhật. Một trong các công trình tiêu biểu là Menard Spa Nguyễn Du, thương hiệu mỹ phẩm và chăm sóc da được phụ nữ yêu thích tại Nhật Bản. Dạo một vòng không gian mới ra mắt của Menard Spa Nguyễn Du, đâu đâu cũng có thể bắt gặp chiếc lá Ginkgo với đủ mọi chất liệu, đôi khi là tấm gỗ dán lên tường, hay bức phù điêu bằng đồng tinh xảo, hoặc hình thêu mềm mại trên tấm khăn trải giường spa. Với ý tưởng trang trí thú vị này, chủ nhân spa chia sẻ, chiếc lá Ginkgo mang biểu tượng sức sống mãnh liệt, sự vững vàng bền bỉ và vẻ đẹp trường tồn, cũng đồng điệu với triết lý phục vụ, gìn giữ vẻ đẹp mãi tươi trẻ cho phụ nữ của Menard.
Đến Menard Nguyễn Du từ mùng 2 đến mùng 8/10, khách hàng sẽ có cơ hội ngắm “Khu vườn xuân” tươi đẹp và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn từ Menard Việt Nam.
- Khi mua sản phẩm, khách hàng được tặng một liệu trình chăm sóc da cơ bản tùy chọn trị giá từ hơn 800.000 đồng. |
(Nguồn: Menard Việt Nam)